Archives 2020

Tin tức thép Miền Bắc Nosco JSC

Việt Nam gia hạn điều tra AD đối với thép cán nguội của Trung Quốc

Cách đây vài ngày, Bộ Công Thương (MOIT) Việt Nam đã ra quyết định tiến hành kiểm tra toàn diện và khách quan để gia hạn 6 tháng điều tra chống bán phá giá (AD) đối với nhập khẩu thép cuộn và thép tấm cán nguội từ Trung Quốc, đến ngày 3/3/ 2021.

Tin tức thép Miền Bắc Nosco JSC

Vào ngày 3/9/2019, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 752 / QĐ-BCT mở cuộc điều tra AD đối với một số loại thép cuộn cán nguội từ Trung Quốc.

Bộ Công Thương (MOIT) Việt Nam cũng đã ban hành Quyết định số 2251/QĐ-BCT ngày 24/ 8/ 2020 về việc bắt đầu điều tra chống bán phá giá (AD) đối với dầm chữ H từ Malaysia theo đơn của các đại diện ngành công nghiệp sản xuất trong nước của Việt Nam vào ngày 6 /11/ 2019.

Các sản phẩm liên quan thuộc các mã HS 7216.33.11, 7216.33.19, 7216.33.90, 7228.70.10 và 7228.70.90.

MOIT có thể thực hiện các biện pháp AD đối với các sản phẩm liên quan trong vòng 90 ngày trước khi phán quyết sơ bộ được công bố.

Bộ Công Thương bắt đầu rà soát hành chính thuế chống bán phá giá (AD) đối với các sản phẩm thép mạ màu nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc, cũng như thép không gỉ cán nguội từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Đài Loan.

Hiện tại, thuế AD của Việt Nam đối với thép mạ màu từ các công ty Trung Quốc là từ 2.53% đến 34.27%, và 4.71-19.25% đối với Hàn Quốc.

Bên cạnh đó, thuế AD của Việt Nam đối với thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ các công ty Trung Quốc là từ 19.74% đến 31.85%, Malaysia nhận 11.09-22.69%, Indonesia 10.91-25.06%, và Đài Loan phải chịu 37.29%.

(Nguồn: Satthep.net)

Tin tức thép Miền Bắc Nosco JSC

Giá quặng sắt hồi phục vào cuối phiên sau thông tin sai lệch về bán tháo

Giá thép thanh giao tháng 10 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 37 nhân dân tệ lên 3.724 nhân dân tệ/tấn vào lúc 10h00 (giờ Việt Nam) ngày 23/8.

2016_08_25_10535_1472137396

Giá quặng sắt hồi phục vào cuối phiên sau thông tin sai lệch về bán tháo

Giá thép xây dựng hôm nay

Giá thép thanh giao tháng 10 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 37 nhân dân tệ lên 3.724 nhân dân tệ/tấn vào lúc 10h00 (giờ Việt Nam).

Chốt phiên giao dịch ngày thứ Năm (22/8), hợp đồng thép thanh xây dựng hoạt động mạnh nhất trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 1,3% lên 3.715 nhân dân tệ/tấn, theo Reuters.

Giá thép cuộn cán nóng tăng 0,6% lên 3.714 nhân dân tệ/tấn.

Hợp đồng quặng sắt giao sau ở Trung Quốc hồi phục vào cuối phiên giao dịch từ mức thấp nhất 10 tuần trong khi hợp đồng kì hạn tại Singapore tăng trở lại lên 80 USD/tấn sau thông tin sai lệch về bán tháo.

Hợp đồng quặng sắt được giao dịch nhiều nhất, giao tháng 1/2020 tại Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên chốt phiên tăng 1,1% lên 600 nhân dân tệ/tấn (tương đương 84,81 USD/tấn) sau khi giảm 2,3% trước đó.

Trên Sàn giao dịch Singapore, hợp đồng quặng sắt giao tháng 9 tăng 2,6% lên 82,81 USD/tấn vào 7h05 (giờ địa phương) sau khi giảm xuống mức thấp 79,44 USD/tấn vào đầu phiên giao dịch.

Giá quặng sắt Đại Liên đã giảm hơn 20% trong tháng 8, ghi nhận tháng tồi tệ nhất kể từ tháng 3/2018 sau 8 tháng tăng liên tiếp do lo ngại về nguồn cung giảm trong khi nhu cầu chậm lại.

Sự bán tháo tăng lên sau khi BHP đưa ra dự báo về triển vọng giá nguyên liệu sản xuất và các báo cáo mới về hạn chế sản xuất tăng cường tại thành phố Vũ An, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc.

Khi triển vọng về nhu cầu và nguồn cung quặng sắt của nhà sản xuất thép hàng đầu – Trung Quốc vẫn ảm đạm, các chuyên gia phân tích dự đoán giá sẽ vẫn biến động.

Các hạn chế sản xuất thép tại Trung Quốc và căng thẳng thương mại với Mỹ tiếp diễn là những tác động chính. Điều này khiến tăng trưởng sản xuất thép chậm lại từ mức 10,8% đạt được trong nửa đầu năm 2019.

Thành phố Vũ An, cơ sở sản xuất thép cuộn và thép tấm dày trung bình tại tỉnh Hà Bắc, đã quyết định tăng cường các nỗ lực kiểm soát chống ô nhiễm bẳng cách  hạn chế  hơn nữa hoạt động tại 9 nhà máy thép trong giai đoạn 10 ngày từ ngày 22/8, công ty tư vấn Mysteel cho biết.

Quyết định này theo sau động thái giảm mạnh sản xuất trong 4 ngày kết thúc vào ngày 21/8 của thành phố sản xuất thép hàng đầu, Đường Sơn, cũng thuộc tỉnh Hà Bắc.

Các hạn chế sản xuất thép chống ô nhiễm tại Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục và có thể tăng cường trước ngày nghỉ Quốc Khánh vào đầu tháng 10.

Giá quặng sắt hàm lượng 62% giảm 5,5% vào ngày 21/8 xuống còn 86,5 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ ngày 29/3, theo SteelHome.

Các thành phần sản xuất thép khác tăng với giá than mỡ tăng 0,6% lên 1.334 nhân dân tệ/tấn trong khi giá than cốc tăng 0,3% lên 1.955,5 nhân dân tệ/tấn.

Trung Quốc sẽ đẩy nhanh việc ra mắt các hợp đồng than mỡ, than cốc và quặng sắt trên Sàn DCE với nỗ lực làm phong phú thêm các công cụ phòng ngừa rủi ro, Securities Times đưa tin ngày 22/8.

(Nguồn: vietnambiz.vn)

Tin tức thép Miền Bắc Nosco JSC

Giá quặng sắt giảm sâu sau khi BHP dự báo triển vọng ảm đạm

Giá thép thanh giao tháng 10 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 30 nhân dân tệ lên 3.697 nhân dân tệ/tấn vào lúc 9h30 (giờ Việt Nam) ngày 22/8.

img_201403212220030848

Giá quặng sắt giảm sâu sau khi BHP dự báo về triển vọng ảm đạm

Giá thép xây dựng hôm nay

Giá thép thanh giao tháng 10 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 30 nhân dân tệ lên 3.697 nhân dân tệ/tấn vào lúc 9h30 (giờ Việt Nam).

Chốt phiên giao dịch thứ Tư (21/8), giá thép thanh xây dựng trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 1,1% xuống 3.686 nhân dân tệ/tấn, theo Reuters.

Giá thép cuộn cán nóng giảm 0,2% xuống còn 3.720 nhân dân tệ/tấn.

Giá quặng sắt giao sau ở Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất 10 tuần, kéo dài tổn thất cùng với giá than cốc sau khi tập đoàn khai thác khổng lồ BHP đưa ra triển vọng giá nguyên sản xuất luyện thép.

Giá quặng sắt được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên, giao tháng 1/2020, giảm phiên thứ 5 liên tiếp, chốt phiên giao dịch giảm 4,3% xuống 589,5 nhân dân tệ/tấn, mức chốt phiên thấp nhất kể từ ngày 10/6.

BHP, công ty khai thác lớn nhất thế giới, đưa ra cảnh báo nền kinh tế toàn cầu dưới tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung có thể ảnh hưởng đến nhu cầu đối với các mặt hàng quan trọng gồm cả quặng sắt.

BHP dự kiến giá trung bình cho nguyên liệu sản xuất thép sẽ thấp hơn trong năm tài chính 2020 so với năm 2019 song giá vẫn cao hơn chi phí dài hạn trong bối cảnh gián đoạn nguồn cung toàn cầu.

Dự báo của BHP cho thấy thị trường có thể chứng kiến sự biến động đáng kể về giá trước khi tiếp tục điều chỉnh theo sự gián đoạn nguồn cung, ANZ cho biết.

Sự suy giảm xuất khẩu quặng sắt vào Trung Quốc sau vụ vỡ đập tại Brazil trong tháng 1/2019 và cơn bão tại Australia, trong khi các nhà sản xuất thép Trung Quốc thúc đẩy sản xuất, nâng giá nguyên liệu sản xuất thép giao ngay lên mức cao nhất 5 năm trong mấy tháng gần đây.

Giá đã giảm trở lại những tuần gần đây khi các lô hàng đến Trung Quốc tăng trở lại trong khi nhu cầu thép suy yếu theo mùa và hạn chế sản lượng được áp dụng ở một số trung tâm sản xuất thép song vẫn cao hơn mức năm 2018.

Hợp đồng quặng sắt hoạt động mạnh nhất trên Sàn giao dịch Singapore giảm 5,8% xuống còn 81,42 USD/tấn vào cuối phiên giao dịch.

Giá quặng sắt dự kiến sẽ không tiếp tục tăng cao vào năm 2010, vì vậy trọng tâm của thị trường hiện tại chuyển sang việc BHP có thể hiện thực hóa tăng chi phí và khối lượng như hứa hẹn hay không sau khi công ty công bố lợi nhuận hàng năm lớn nhất trong 5 năm vào thứ Ba (20/8).

Giá quặng sắt hàm lượng 62% ở mức 91,5 USD/tấn vào thứ ngày 20/8, giảm từ 92,5 USD/tấn trong phiên trước đó.

Hợp đồng than cốc hoạt động mạnh nhất, giao tháng 1/2020, giảm 1,1% xuống còn 1.963 nhân dân tệ/tấn, mức đóng cửa thấp nhất gần 5 tháng.

Giá than mỡ giảm 1% xuống còn 1.325,5 nhân dân tệ/tấn.

(Nguồn: vietnambiz.net)

Tin tức thép Miền Bắc Nosco JSC

Trung Quốc tăng mua sắt thép Việt Nam gấp 18 lần

Trung Quốc dẫn đầu về tiêu thụ sắt thép của Việt Nam khi nhập khẩu gần 1,5 triệu tấn trong 7 tháng đầu năm 2020. 

Tin tức thép Miền Bắc Nosco JSC

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng đầu năm 2020 xuất khẩu sắt thép của cả nước đạt gần 4,8 triệu tấn, tương đương hơn 2,5 tỉ USD, tăng 24% về lượng và tăng 0,4% kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, tính chung trong 7 tháng đầu năm 2020, Trung Quốc vẫn dẫn đầu về tiêu thụ sắt thép của Việt Nam, với gần 1,5 triệu tấn, tương đương hơn 585 triệu USD, giá trung bình trên 401 USD/tấn. Mức tiêu thụ này tăng gấp 18 lần về lượng, 14 lần về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2019.

Lượng sắt thép xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm hơn 30% trong tổng lượng và chiếm 23% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sắt thép của Việt Nam.

Tính riêng trong tháng 7-2020, Việt Nam xuất khẩu sang một số thị trường tăng rất mạnh so với tháng 6-2020. Đơn cử như sắt thép xuất sang Singapore tăng 70% về lượng và 195% về kim ngạch, Bangladesh tăng 125% về lượng và 130% về kim ngạch, Bỉ tăng 257% về lượng và 124% về kim ngạch và Philippines tăng 118% về lượng và 116% về kim ngạch.

(Nguồn: plo.vn)

Tin tức thép Miền Bắc Nosco JSC

Thép thanh quay đầu tăng giá trong ngày giao dịch cuối tuần

Giá thép hôm nay trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 20 đồng nhân dân tệ lên 3.792 nhân dân tệ/tấn. Trong khi đó, giá thép cuộn cán nóng giảm 0,2%, còn thép không gỉ tăng 0,1%.

Giá thép hôm nay quay đầu tăng giá

Giá thép hôm nay giao tháng 10 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 20 đồng nhân dân tệ lên 3.792 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h00 (giờ Việt Nam).

Tên loạiKì hạnNgày 21/8Chênh lệch so với ngày hôm qua
Giá thépGiao tháng 103.792+20
Giá đồngGiao tháng 1052.170-50
Giá kẽmGiao tháng 920.095+80
Giá nikenGiao tháng 10115.290+410
Giá bạcGiao tháng 126.142+26

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn). Tổng hợp: An Nhiên

Cũng trên Sàn Thượng Hải, giá thép cây xây dựng điều chỉnh giảm 1,5%, trong khi thép cuộn cán nóng giảm 0,2%, còn thép không gỉ tăng 0,1%.

Hợp đồng quặng sắt được giao dịch nhiều nhất trong tháng 1/2021 tại Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên. Kết thúc phiên ngày hôm qua (20/8), giá quặng sắt giảm 1,4% xuống còn 848 nhân dân tệ/tấn (tương đương 122,51 USD/tấn).

Trong khi đó, giá than luyện cốc ghi nhận mức tăng 2,9%, còn than cốc lại giảm 1%.

Thép thanh quay đầu tăng giá trong ngày giao dịch cuối tuần
Biểu đồ giá thép 21-8

Biểu đồ quặng sắt tại sàn giao dịch Thượng Hải (Nguồn Shfe)

Hợp đồng quặng sắt tháng 9 trên Sàn giao dịch Singapore giảm 0,2% xuống còn 124,05 USD/tấn cũng trong phiên chiều ngày hôm qua.

Theo ghi nhận từ SteelHome, giá quặng sắt giao ngay với hàm lượng tiêu chuẩn 62% tăng vọt lên mức 106,5 USD/tấn vào hôm thứ Tư (19/8).

Howie Lee, nhà kinh tế tại Ngân hàng OCBC Singapore cho biết: “Giá quặng sắt đã đạt mục tiêu ngắn hạn của chúng tôi là 120 USD/tấn. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục điều chỉnh mức giá ở ngưỡng cao hơn là 130 USD/tấn”.

Tại Trung Quốc, các nhà máy thép duy trì việc gia tăng sản lượng với hi vọng nhu cầu trong nước, đặc biệt là nhu cầu tiêu thụ thép cây làm vật liệu xây dựng sẽ vẫn tăng mạnh do chính sách đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng của Chính phủ.

Theo ước tính từ nhà cung cấp dữ liệu SMM, có khoảng 14,81 triệu tấn quặng sắt đã cập bến tại các cảng lớn của Trung Quốc vào tuần trước, tăng 2,16 triệu tấn so với so với mức ghi nhận trước đó. Lượng hàng rời Australia và Brazil trong cùng thời điểm cũng tăng theo, Reuters đưa tin.

Thép thanh quay đầu tăng giá trong ngày giao dịch cuối tuần

Giá thép xây dựng hôm nay 21/8: Thép thanh quay đầu tăng giá trong ngày giao dịch cuối tuần (Ảnh: Bing)

Còn tại Ấn Độ, các nhà xuất khẩu đã lên tiếng bày tỏ lo ngại trước việc giá thép trong nước tăng cao sau khi áp thuế chống bán phá giá đối với thép nhập khẩu từ Trung Quốc, Việt Nam và Hàn Quốc vào đầu năm nay.

Trong bối cảnh hạn chế nhập khẩu từ Trung Quốc, Việt Nam và Hàn Quốc, các nhà sản xuất thép Ấn Độ đã tăng giá trên các chủng loại sản phẩm khác nhau, khiến chi phí nguyên liệu thô cho ngành công nghiệp sản xuất tăng cao và đẩy các nhà xuất khẩu thép vào tình cảnh không cạnh tranh được trên thế giới thị trường.

Theo số liệu của Hội đồng xúc tiến xuất khẩu kĩ thuật Ấn Độ (EEPC), các công ty đã tăng giá thép cuộn cán nóng với mức trung bình từ 700 – 750 Rupee/tấn vào tháng 7 năm nay.

Đối với thép cuộn cán nguội, giá tăng ở mức 500 – 550 Rupee/tấn. Giá thép viên tăng từ 300 – 350 Rupee/tấn và giá quặng sắt dạng cục và quặng mịn cao hơn từ 200 – 250 Rupee/tấn. Với thị trường nội địa, giá sắt thép cũng tăng với mức 3.000 Rupee/tấn.

Trong tháng 6 năm nay, Ấn Độ đã sản xuất tổng cộng 6,9 triệu tấn thép thô, giảm 26,3% so với cùng kì năm ngoái.

Còn tại Nhật Bản, sản lượng thép thô giảm 36,3% so với năm 2019, trong khi Hàn Quốc chỉ giảm 14,3% xuống 5,1 tấn thép thô trong tháng 6 năm nay, theo thông tin từ The Hindu Business Line.

(Nguồn: vietnambiz.vn)

Tin tức thép Miền Bắc Nosco JSC

Doanh nghiệp thép méo mặt vì khó hai đầu

Đầu ra gặp khó, trong khi giá nguyên liệu vật liệu tăng trở lại đang là thách thức lớn mà các doanh nghiệp ngành thép phải đối mặt.

Doanh nghiệp thép méo mặt vì khó hai đầu

Tiêu thụ sụt giảm mạnh

Số liệu thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho thấy, trong 2 quý đầu năm, sản lượng thép bán ra toàn ngành đạt gần 12,37 triệu tấn, giảm 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu thép giảm tới 19,3% so với cùng kỳ, chỉ đạt 2,28 triệu tấn.

Tại cuộc họp với đại diện hơn 40 doanh nghiệp thành viên của VSA mới đây, ông Nghiêm Xuân Đa, Chủ tịch Hiệp hội nhận xét: “Thị trường thép các tháng đầu năm khó khăn với tình trạng cung vượt cầu. Điều này tạo sức ép cạnh tranh ngày càng lớn giữa các nhà sản xuất thép xây dựng”.

Trong bối cảnh này, báo cáo tài chính quý II và 2 quý đầu năm của nhiều doanh nghiệp trong ngành ghi nhận sự sụt giảm mạnh về doanh thu và lợi nhuận. Đơn cử, CTCP Thép Vicasa – VNSteel (VCA) báo cáo kết quả kinh doanh quý II với doanh thu 504,6 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 4,8 tỷ đồng, tương đương 94,5% và 61,5% cùng kỳ 2019.

Theo lý giải của lãnh đạo Công ty, áp lực cạnh tranh gay gắt khiến sản lượng tiêu thụ thép cán cũng như giá bán giảm so với cùng kỳ, làm cho lợi nhuận gộp trong quý giảm 8,13 tỷ đồng. Luỹ kế 6 tháng đầu năm, VCA đạt doanh thu 975,2 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 12,7 tỷ đồng, lần lượt bằng 79,4% và 72,6% so với thực hiện cùng kỳ 2019. 

Tổng công ty Thép Việt Nam – CTCP (VNSteel) vừa báo cáo lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý II giảm hơn 300 tỷ đồng so với cùng kỳ, tương ứng mức giảm 83%. Theo giải trình của lãnh đạo VNSteel, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên trong quý II, lợi nhuận từ các công ty liên doanh, liên kết âm 91,9 tỷ đồng.

6 tháng đầu năm, Tổng công ty ghi nhận 15.348 tỷ đồng doanh thu, giảm 13,4% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 92 tỷ đồng, giảm 80% so với cùng kỳ, chủ yếu do khoản lỗ gần 250 tỷ đồng từ hoạt động tài chính và các công ty liên doanh, liên kết.

Hàng loạt doanh nghiệp cùng ngành như Hoa Sen, Nam Kim, SMC, Pomina báo cáo doanh thu suy giảm từ 11 – 13% trong 6 tháng đầu năm. Cá biệt, Đại Thiên lộc giảm tới 42% do tình hình kinh doanh khó khăn, bán hàng sụt giảm. Pomina đã lỗ 144 tỷ đồng trong nửa đầu năm, tăng so với mức lỗ 132 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.

Điểm sáng hiếm hoi có tăng trưởng lợi nhuận trong nửa đầu năm nay là Hòa Phát, Hoa Sen và Nam Kim.

Đầu ra chưa cải thiện, chi phí đầu vào lại tăng

Diễn biến đáng chú ý trên thị trường thép là giá nguyên liệu sản xuất đang có xu hướng tăng cao, trong khi đà phục hồi của đầu ra còn chịu nhiều thách thức bởi đại dịch Covid-19.

Số liệu cập nhật của VSA cho thấy, giá phần lớn các loại nguyên liệu cho sản xuất thép trong nước như quặng sắt, thép cuộn cán nóng đều đang tăng trở lại.

Trong đó, giá quặng sắt loại 62% Fe ngày 8/8 giao dịch ở mức 115 – 118 USD/tấn, tăng 9 – 12 USD/tấn so với đầu tháng 7. Giá cuộn cán nóng HCR ngày 9/8 ở mức 480 – 485 USD/tấn, tăng 50 – 60 USD/tấn so với mức giá giao dịch đầu tháng 7, sau khi giảm sâu ở mức 50 – 55 USD/tấn so với mức giá hồi đầu tháng 3/2020.

Không chỉ các loại quặng và cuộn nóng, giá thép phế liệu cũng tăng đáng kể. Thép phế HMS ½ 80:20 nhập khẩu cảng Đông Á đang giao dịch ở mức 280 USD/tấn, tăng 20 USD/tấn so với hồi đầu tháng 7/2020 và tăng trở lại so với xu hướng đi ngang của giá thép phế liệu chào bán tại các thị trường châu Âu, châu Mỹ và châu Á trong 3 tháng gần đây.

Sản lượng sản xuất thép các loại trong tháng 7 tăng 7,7% so với tháng trước và ngang mức cùng kỳ 2019, song tình hình bán hàng của các doanh nghiệp trong tháng 7 lại kém tích cực.

Cụ thể, số liệu của VSA cho thấy, số lượng bán hàng thép các loại trong tháng 7 đạt 1.955.784 tấn, tăng 11,25% so với tháng 6, nhưng giảm 3,6% so với cùng kỳ 2019. Điều này đồng nghĩa với áp lực cạnh tranh tiêu thụ trong ngành gia tăng.

Chi phí đầu vào tăng, tiêu thụ khó khăn và giá bán khó nâng lên tương ứng với đà tăng đầu vào khiến bài toán lợi nhuận trở nên đau đầu với nhiều doanh nghiệp thép.

Trong bối cảnh bán hàng khó khăn, giá nguyên liệu tăng, VSA khẳng định ủng hộ nguyên tắc thị trường, cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà sản xuất thép trong nước, hợp tác cùng có lợi.

Hiệp hội cũng khuyến nghị các nhà sản xuất thép xây dựng, phôi thép tăng cường trao đổi thông tin thị trường, minh bạch, thể hiện tinh thần thiện chí. Các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội có khả năng dẫn dắt thị trường, thể hiện trách nhiệm đối với cộng đồng các nhà sản xuất, phân phối thép, không lạm dụng vị trí của mình gây tổn hại đến các nhà sản xuất nhỏ.

(Nguồn: tinnhanhchungkhoang.vn)

Tin tức thép Miền Bắc Nosco JSC

Nhập khẩu sắt thép từ Trung Quốc 7 tháng đầu năm giảm trên 30% kim ngạch

Tin tức thép Miền Bắc Nosco JSC

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, lượng sắt thép các loại nhập khẩu về Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2020 đạt trên 8,13 triệu tấn, tương đương gần 4,78 tỷ USD, giá trung bình 587,2 USD/tấn, giảm 2,8% về lượng, giảm 15,1% về kim ngạch và giảm 12,6% về giá so với cùng kỳ năm 2019.

Lượng sắt thép nhập khẩu của riêng tháng 7/2020 đạt 1,42 triệu tấn, tương đương 751,16 triệu USD, giá trung bình 529 USD/tấn, tăng 19,2% về lượng, tăng 15% về kim ngạch, nhưng giảm 3,5% về giá so với tháng 6/2020.

Trong tháng 7/2020, các thị trường đáng chú ý về mức tăng trưởng mạnh so với tháng lền kề trước đó là: Nhập khẩu từ Brazil tăng 14.235% về lượng và tăng 6.959% về kim ngạch, đạt 12.185 tấn, tương đương 3,8 triệu USD nhưng giá giảm 50,8%, đạt 311,7 USD/tấn; nhập khẩu từ Australia tăng 1.018,5% về lượng và tăng 958,8% về kim ngạch, đạt 28.455 tấn, tương đương 11,33 triệu USD; Nga tăng 463% về lượng và tăng 458% về kim ngạch, đạt 125.903 tấn, tương đương 49,2 triệu USD. Ngược lại, nhập khẩu sắt thép từ thị trường EU giảm mạnh, giảm 40,2% về lượng và giảm 32,3% về kim ngạch, đạt 1.918 tấn, tương đương 6,63 triệu USD.

Tính chung cả 7 tháng đầu năm 2020, sắt thép nhập khẩu từ Trung Quốc được nhiều nhất, đạt 2,48 triệu tấn, tương đương 1,52 tỷ USD, giá trung bình 614,3 USD/tấn, chiếm trên 30,5% trong tổng lượng và chiếm 31,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của cả nước, giảm 28,4% về lượng, giảm 30,5% về kim ngạch và giảm 2,9% về giá so với cùng kỳ năm 2019.

Nhật Bản là thị trường lớn thứ 2 cung cấp sắt thép cho Việt Nam, với 1,43 triệu tấn, tương đương 811,62 triệu USD, giá 569,3 USD/tấn, tăng 18,6% về lượng, nhưng giảm 0,1% về kim ngạch và giảm 15,8% về giá so với cùng kỳ năm trước, chiếm trên 17% trong tổng lượng và tổng kim ngạch sắt thép nhập khẩu của cả nước,

Tiếp sau đó là thị trường Hàn Quốc đạt 990.068 tấn, tương đương 714,93 triệu USD, giá 722,1 USD/tấn, giảm cả về lượng, kim ngạch và giá so với cùng kỳ năm 2019, với mức giảm lần lượt 0,5%, 11,3% và 10,8%; chiếm 12,2% trong tổng lượng sắt thép nhập khẩu của cả nước và chiếm 15% trong tổng kim ngạch.

Sắt thép nhập khẩu từ thị trường Ấn Độ đạt 1,56 triệu tấn, kim ngạch 676,94 triệu USD, giá 433,9 USD/tấn, tăng mạnh 116% về lượng, tăng 72,3% về kim ngạch nhưng giảm 20,3% về giá so với cùng kỳ năm 2019.

Nhìn chung, trong 7 tháng đầu năm nay nhập khẩu sắt thép từ phần lớn các thị trường bị sụt giảm so với cùng kỳ năm 2019; trong đó giảm mạnh từ các thị trường: Thổ Nhĩ Kỳ giảm 95% cả về lượng và kim ngạch, chỉ đạt 1.937 tấn, tương đương 1,38 triệu USD; Brazil cũng giảm 81,6% về lượng và giảm 87,7% về kim ngạch, đạt 29.462 tấn, tương đương 10,71 triệu USD; Bỉ giảm 65,7% về lượng và giảm 85,1% về kim ngạch, đạt 5.516 tấn, tương đương 3,02 triệu USD.

Ngược lại, nhập khẩu tăng cao từ một số thị trường: Ba Lan tăng 1.467% về lượng và tăng 1.350% về kim ngạch, đạt 815 tấn, tương đương 0,97 triệu USD; Phần Lan tăng 39% về lượng và tăng 20,6% về kim ngạch, đạt 977 tấn, tương đương 2,46 triệu USD.

Nhập khẩu sắt thép 7 tháng đầu năm 2020
(Tính toán theo số liệu công bố ngày 12/8/2020 của TCHQ) 

 Thị trường7 tháng đầu năm 2020So với cùng kỳ năm 2019 (%)Tỷ trọng (%)
Lượng (tấn)Trị giá (USD)LượngTrị giáLượngTrị giá
Tổng cộng8.132.7474.775.817.237-2,83-15,1100100
Trung Quốc đại lục2.477.8451.522.096.439-28,39-30,4830,4731,87
Japan1.425.551811.622.77218,64-0,1317,5316,99
Korea990.068714.927.805-0,46-11,2512,1714,97
Ấn Độ1.560.151676.938.657116,0272,2519,1814,17
Đài Loan (TQ)995.053525.421.4656,33-6,3612,2411
Indonesia147.215202.238.1754,4-9,011,814,23
Nga265.679110.822.41616,82-8,53,272,32
Thái Lan43.85243.793.051-20,94-25,240,540,92
Malaysia48.97941.055.320-77,89-69,20,60,86
Australia66.39529.395.29522,212,480,820,62
Đức5.58812.939.366-64,82-59,150,070,27
Pháp2.15012.904.09873,67-45,660,030,27
Brazil29.46210.714.119-81,55-87,650,360,22
Mỹ9.4638.392.79331,74-10,910,120,18
Thụy Điển2.4147.701.240-47-59,850,030,16
Áo9404.115.185-13,92-13,920,010,09
Bỉ5.5163.015.948-65,73-85,140,070,06
Nam Phi1.9332.834.946-46,1-52,250,020,06
Phần Lan9772.460.65738,9820,550,010,05
Italia2.6092.088.291-25,58-44,860,030,04
Tây Ban Nha1.9752.036.921-16,8110,070,020,04
Hà Lan1.9891.724.948-71,71-57,40,020,04
Philippines1.3001.423.982-57,15-63,870,020,03
Thổ Nhĩ Kỳ1.9371.381.868-95,31-94,880,020,03
New Zealand3.0811.274.710-73,83-78,320,040,03
Mexico1.6041.112.416-71,83-68,450,020,02
Singapore9881.072.215-16,9-16,840,010,02
Ba Lan815965.6161.467,311.350,310,010,02
Canada1.239608.01528,2617,380,020,01
Hồng Kông (TQ)425532.240-53,8-55,090,010,01
Anh352440.877-83,39-74,1400,01
Saudi Arabia10066.68120,489,3200
Đan Mạch1434.975-67,44-59,9600

(Nguồn: vinanet.vn)

Tổng quan thị trường thép toàn cầu tháng 7 2020

Tổng quan thị trường thép toàn cầu – tháng 7/2020

Các nguồn thị trường kỳ vọng vai trò của Trung Quốc là nước nhập khẩu thép ròng có thể tiếp tục trong ít nhất là tháng 7 và tháng 8.

Trung Quốc sẽ duy nửa cuối năm mạnh mẽ nhờ kích thích kinh tế

Mức độ phục hồi của Trung Quốc về mặt kinh tế và thị trường thép đã được đưa ra bởi nước này trở thành nước nhập khẩu ròng thép lần đầu tiên sau 11 năm trong tháng 6.

Những lý do cho điều này có hai mặt: ngành công nghiệp Trung Quốc đã quay trở lại cuộc sống sau Covid, được thúc đẩy bởi tín dụng giá rẻ, sự kích thích và nhu cầu bị dồn nén; trong khi các thị trường bên ngoài Trung Quốc vẫn đang dần tăng tốc trở lại. Việc nới lỏng tín dụng của Trung Quốc trong nửa đầu năm 2020 đã thúc đẩy nhu cầu từ cơ sở hạ tầng và bất động sản, cho phép các thương nhân duy trì tồn kho cao và mua nhiều hơn với dự đoán về sự cải thiện hơn nữa trong nửa cuối năm.

Các nhà kinh tế cho biết, Bắc Kinh sẽ cần phải tiếp tục cung cấp các biện pháp kích thích, và nhiều thứ nữa để đảm bảo tự duy trì, phục hồi tiêu thụ tư nhân vào năm tới.

Các nguồn thị trường kỳ vọng vai trò của Trung Quốc là nước nhập khẩu thép ròng có thể tiếp tục trong ít nhất là tháng 7 và tháng 8.

Sức hấp dẫn của việc bán vào Trung Quốc là điều hiển nhiên khi giá trong nước mạnh hơn nhiều so với các thị trường khác. Trong phần lớn tháng 7, giá cuộn cán nóng trong nước cao hơn khoảng 100 USD/tấn so với giá nhập khẩu Đông Nam Á. Vào ngày 21 tháng 7, biên lợi nhuận của HRC đã vượt qua tỷ suất lợi nhuận thép thanh trong nước lần đầu tiên kể từ tháng 3, theo dữ liệu của Platts cho thấy. Vì vậy, mặc dù giá quặng sắt cao, biên lợi nhuận thép vẫn mạnh mẽ.

Tại Hoa Kỳ, sử dụng công suất thép đã gần chạm mốc 60% nhưng điều kiện thị trường vẫn chưa thực sự cải thiện. Giá đã giảm xuống bởi giá phế liệu thấp hơn. Đại dịch coronavirus đang diễn ra tiếp tục gây ra sự không chắc chắn trong điều kiện thị trường chung trong quý 3.

Châu Âu dường như mạnh hơn, với nhu cầu được cải thiện tại thời điểm công suất sản xuất vẫn giảm. Sự thiếu hụt nguồn cung tiềm tàng và giá nguyên liệu thô cao có thể thấy giá tăng trong tháng 9 và tháng 10.

Triển vọng

Giá cuộn cán nóng châu Á dẫn đầu từ giá nội địa Trung Quốc và giá Trung Quốc thường dẫn đầu từ tương lai, điều này đã thay đổi gần đây. Nhưng sự quan tâm mua ở Đông Nam Á đang quay trở lại, cho phép các nhà máy Ấn Độ tăng giá chào hàng tới người mua Việt Nam, được hỗ trợ bởi nguồn cung thấp hơn từ Formosa Hà Tĩnh.

Platts đánh giá HRC SAE1006 ở mức $485/tấn FOB Trung Quốc vào ngày 24/7, tăng $5/tấn so với ngày hôm trước, trong khi giá CFR Đông Nam Á là $478/tấn, tăng $2/tấn trong cùng thời điểm.

Giá HRC châu Âu đã được cải thiện vào cuối tháng 7, với đơn hang cải thiện đã tang sự lạc quan. Chỉ số HRC là Eur406,50/tấn ($478,09/tấn) xuất xưởng Ruhr vào ngày 27/7.

Các nhà máy đang tìm cách nâng giá thêm Eur10-15/tấn trong những tuần tới, điều này có thể đạt được khi nhu cầu cải thiện do các quốc gia bắt đầu kết thúc kỳ nghỉ hè và việc đóng cửa do dịch. Sản xuất thép thấp hơn trong khu vực sẽ cung cấp hỗ trợ giá. Không giống như ở Trung Quốc, tiền mặt ở châu Âu chặt chẽ hơn sẽ khiến giá không tăng quá cao.

Với đại dịch vẫn là mối lo ngại lớn trên khắp cả nước, giá HRC của Hoa Kỳ có thể đấu tranh để vượt qua $450,50/tấn trong tháng tới, mặc dù một số nhà máy nhỏ đang cố gắng với giá $460/tấn. Nguồn cung chặt chẽ hơn vì tỷ lệ công suất chỉ dưới 60% so với 80% trước khi có virus. Nhưng nhu cầu hạ nguồn vẫn còn yếu, do phân khúc ô tô và người tiêu dùng suy yếu.

Các nhà sản xuất thép dài của Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng giá thép cây trong nước lên khoảng $445/tấn xuất khẩu để giúp trang trải chi phí phế liệu và vận chuyển cao hơn. Nhu cầu trong nước được nhìn thấy phục hồi từ tháng 8, được hỗ trợ bởi nhu cầu xuất khẩu vững chắc ở Trung Đông và châu Á. Trên cơ sở này, các nhà máy Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm cách nâng giá xuất khẩu lên $435/tấn FOB. Nếu giá phế liệu tiếp tục ổn định, có khả năng, giá có thể tăng hơn nữa.

Nhập khẩu phế liệu nóng chảy cao cấp của Thổ Nhĩ Kỳ đạt mức cao nhất kể từ đầu tháng 3 vào ngày 24/7 ở mức $270,50/tấn CFR. Giá đã giảm xuống mức thấp nhất trong bốn năm là $207/tấn CFR vào ngày 30/3. Động lượng cho thấy giá phế liệu sẽ tiếp tục tăng, có khả năng sẽ tăng sau kỳ nghỉ lễ Eid, kết thúc vào ngày 3/8.

Giá quặng sắt đã giảm từ mức $110/tấn CFR Trung Quốc trở lên do nguồn cung phục hồi. Trung Quốc đã nhập khẩu gần 102 triệu tấn quặng sắt trong tháng 6, do các nhà cung cấp Úc tối đa hóa xuất khẩu trước khi kết thúc năm tài chính vào ngày 30/6. Nhưng sản xuất thép thô có thể vẫn còn mạnh do giá cao và tỷ suất lợi nhuận cao. Do đó, dường như giá quặng sắt sẽ không quá hạ so với mức hiện tại và có thể dễ dàng quay trở lại mức $110/tấn do xuất khẩu của Úc thường giảm trong tháng 7.

Cuộn thép (Coil)

Thị trường HRC châu Âu chứng kiến sự tăng trưởng khi sự lạc quan trở lại thị trường. Chỉ số HRC theo Platts được tính ở mức Eur403/tấn ($460,26/tấn) xuất xưởngRuhr, trong khi cuộn cán nguội được đánh giá ở mức Eur504/tấn xuất xưởng Ruhr. Hàng sẵn có trên thị trường quốc tế đang thắt chặt và điều này sẽ tiếp tục hỗ trợ giá cao hơn, một thương nhân có trụ sở tại Anh cho biết.

Các nhà máy hiện sẽ có vị trí tốt để đạt được mức tăng giá cho năm nay, một nguồn tin cho biết: “Ấn Độ và Trung Quốc đang yêu cầu giá nhập khẩu cao hơn nhiều, họ tập trung vào nhu cầu nội bộ, hiện tại ngành ô tô cũng đang cải thiện, với một số tiểu bang của EU hỗ trợ mua xe cá nhân, vì vậy quý IV sẽ tốt hơn nhiều.”

Tình hình được cải thiện ở thị trường cuộn thép châu Âu đã giúp người mua thép xem xét trường hợp phục hồi trong quý III.

Tương tự, tâm trạng rất tích cực tại các thị trường châu Á khi người mua Việt Nam tăng giá thầu trong bối cảnh chào giá nhập khẩu cao hơn ngay cả khi nhà sản xuất HRC Formosa Hà Tĩnh tăng giá chào hàng tháng. Platts đã đánh giá SAE1006 HRC ở mức $ 467/tấn FOB Trung Quốc vào giữa tháng 7. Trên cơ sở CFR Đông Nam Á, cuộn thép cùng loại được đánh giá ở mức $456/tấn. Tại Thượng Hải, giá giao ngay HRC Q235 5,5 mm được đánh giá ở mức 3.890 NDT/tấn ($555,8/tấn) xuất xưởng, bao gồm VAT.

Tại Việt Nam, giá thầu lên tới $455/tấn, tuy nhiên khan hiếm chào hàng. Chào giá cho cuộn SAE1006 của Ấn Độ được nghe nói ở mức $475/tấn cho lô hàng tháng 9. Điều này đặc biệt như vậy sau khi Formosa đưa ra giá cho khách hàng của mình trên cơ sở cá nhân vào giữa tháng 7, tương tự như đã thực hiện kể từ tháng 4 năm nay. Những người tham gia thị trường nhận thấy những chào giá“công bằng” và “hợp lý” với những chào hàng nhập khẩu cao hơn nhiều.

Thị trường xuất khẩu CRC của Trung Quốc cũng mạnh hơn, cùng với thị trường nội địa vững chắc và chào hàng ổn định từ các nhà máy, trong khi người mua ở nước ngoài vẫn im lặng. Platts đánh giá CRC loại SPCC dày 1 mm ở mức $491/tấn FOB Trung Quốc. Sự chênh lệch giữa giá xuất khẩu CRC và HRC thương phẩm dao động khoảng $50/tấn.

Thị trường cuộn thép của Trung Quốc đã tăng giá khi sản lượng và doanh số xe hơi của Trung Quốc tăng lên trong tháng 6.

Trong bối cảnh lạc quan của thị trường, Baosteel tại Thượng Hải cho biết sẽ tăng giá hầu hết các sản phẩm thép dẹtlô hang giao tháng 8. Giá xuất xưởng HRC, CRC thương phẩm, cuộn mạ kẽm nhúng nóng và cuộn mạ kẽm điện của công ty sẽ tăng 100NDT/tấn ($14/tấn) từ giá giao hàng tháng 7.

Tại Đông Nam Á, nhu cầu thép ở ASEANdự kiến ​​sẽ giảm 2,1% so với năm trước, trước khi hồi phục khoảng 5% vào năm 2021, theo dữ liệu từ Seaisi, do ảnh hưởng của đại dịch coronavirus.

Sản xuất thép dẹt ASEAN dự kiến ​​sẽ giảm xuống còn 41 triệu tấn vào năm 2020, từ mức 41,8 triệu tấn năm 2019.

Sản phẩm thép dài

Các nhà sản xuất Thổ Nhĩ Kỳ hoan nghênh phán quyết của Tòa án Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ rằng quyết định của Tổng thống Donald Trump áp thuế bổ sung đối với thép nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ theo Mục 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại năm 1962 là vi phạm luật.

Do phán quyết của tòa án cũng loại bỏ lo ngại của các nhà sản xuất Thổ Nhĩ Kỳ và các nhà nhập khẩu Mỹ về một đợt tăng thuế quan khác trong các thỏa thuận mới, nên Veysel Yayan, Tổng thư ký Hiệp hội các nhà sản xuất thép Thổ Nhĩ Kỳ, đang kỳ vọng thương mại thép giữa các nước sẽ phục hồi.

Giữa những thông tin tích cực, giá thép cây xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ đã ổn định nhờ giá quặng sắt và phế liệu cao hơn, cũng như sự quan tâm mua duy trì từ châu Á. Các nhà xuất khẩu thép cây Thổ Nhĩ Kỳ đã nâng giá chào bán nhằm tận dụng động lực thúc đẩy bởi các thị trường châu Á tăng giá.

Trong khi đó, biện pháp tự vệ nhập khẩu hàng năm của EU cho giai đoạn 2020-2021 bắt đầu từ ngày 1/7 với khối lượng nhập khẩu được phân bổ hàng quý. Hạn ngạch tự vệ nhập khẩu hàng năm của EU đối với thép cây có xuất xứ từ Thổ Nhĩ Kỳ trong quý đầu tiên, tổng cộng là 76.792 tấn và có hiệu lực từ ngày 1/7 đến ngày 30/9.

Mặc dù đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường thép toàn cầu nói chung, nhưng  sản phẩm thép dài không bị ảnh hưởng nặng nề như sản phẩm dẹt. Các nhà máy hoạt động với tỷ lệ sử dụng công suất trên 60% là may mắn, trong khi những nhà máy hoạt động dưới 50% đang gặp khó khăn.

Tại thị trường châu Á, nhu cầu tăng mạnh trong tháng qua, với thu nhập từ công nghiệp tăng mạnh trong tháng 6 tại Trung Quốc. Khi phần còn lại của thế giới đang dần mở cửa sau khi đóng cửa, các hoạt động kích thích đang thúc đẩy hoạt động sản xuất và xây dựng.

Nhu cầu nội địa mạnh mẽ của Trung Quốc đã giúp thép Trung Quốc không làm nản lòng các thị trường xuất khẩu. Theo đó, không có mối đe dọa nào đối với thế giới rằng “thép giá rẻ từ Trung Quốc sẽ tràn ngập thị trường”, mà có vẻ giống như “thép giá rẻ từ châu Âu” đang tìm kiếm điểm đến.

Trên thực tế, tăng trưởng tổng tài chính xã hội của Trung Quốc, một động lực chính của đầu tư bất động sản và cơ sở hạ tầng, đã tăng tốc vào tháng 6 khi chính phủ Trung Quốc nới lỏng hầu bao để hỗ trợ nền kinh tế. Các nguồn tin thị trường thép dự kiến việc nới lỏng tín dụng của Trung Quốc sẽ kéo dài đến nửa cuối năm 2020, hỗ trợ cho tồn kho, nhu cầu và sản xuất thép.

Tồn kho thép dài ở thành phố Quảng Châu, miền nam Trung Quốc đã giảm vào đầu tháng 7 khi hoạt động xây dựng diễn ra sau mùa mưa. Các nguồn tin thị trường cho biết điều này cho thấy nhu cầu thép từ lĩnh vực xây dựng ở miền đông Trung Quốc và dọc sông Dương Tử sẽ nhanh chóng phục hồi sau khi mưa lớn theo mùa ở những khu vực này kết thúc vào giữa tháng 7.

Giá thép cây ở châu Á ổn định trong bối cảnh các giao dịch tại thị trường Hồng Kông đối với hàng hóa Thổ Nhĩ Kỳ và một số giao dịch tại thị trường Hàn Quốc.Platts đánh giá thép cây BS500 đường kính 16-20 mm ở mức $431/tấn FOB Trung Quốc trọng lượng thực tế.

Tại ASEAN, sản lượng thép dài được dự báo sẽ giảm xuống 38 triệu tấn trong năm nay từ mức 39,2 triệu tấn của năm trước, theo số liệu của SEAISI, do ảnh hưởng của đại dịch coronavirus. Lĩnh vực xây dựng và sản xuất đã chịu tác động do việc đóng cửa và những hạn chế khác.

Thép tấm

Thị trường thép tấm của Mỹ giảm do nhu cầu yếu và phế liệu thấp hơn gây áp lực giảm, do đó đưa chỉ số S&P Global Platts HRC Mỹ xuống mức thấp kỷ lục trong 4 năm vào ngày 16/7 ở mức $458,75/tấn.

Sau hai đợt tăng giá, giá thép tấm tăng trên $50/tấm kể từ khi đạt mức thấp $563,25/tấn vào cuối tháng 5, nhưng bắt đầu giảm vào đầu tháng 7.

Các nguồn bên mua cho rằng nhu cầu vẫn tiếp tục yếu từ một số thị trường tiêu dùng cuối cùng và áp lực từ giá phế liệu giảm khiến giá thép tấm giảm.

Các lô hàng thép của Mỹ tại các nhà máy thép cán dẹt dự kiến sẽ bị ảnh hưởng trong quý II khi các nhà máy giảm mức vận hành trong bối cảnh đại dịch coronavirus.

Tại Châu Á, Platts kỳ vọng tỷ suất lợi nhuận thép của Trung Quốc sẽ duy trì ở mức tốt trong nửa cuối năm, mặc dù không có khả năng họ sẽ đạt mức cao nhất trong nửa đầu năm 2019. Song song với chương trình mở rộng công suất thép của nước này, tỷ suất lợi nhuận thép của Trung Quốc có xu hướng giảm kể từ năm 2018.

Các ngành sản xuất liên quan đến cơ sở hạ tầng của Trung Quốc, chẳng hạn như máy móc kỹ thuật và sản xuất điện, dự kiến sẽ cung cấp nhu cầu mạnh mẽ về thép tấm và một số sản phẩm thép dẹt trong nửa cuối năm.

Tại Hàn Quốc, các nhà sản xuất thép đang tìm cách quay trở lại mức trước COVID-19. POSCO đã khởi động lại lò cao số 3 tại Gwangyang vào ngày 10/7 sau khi hoàn thành các công việc bảo dưỡng theo lịch trình. Ban đầu công ty dự kiến sẽ khởi động lại sớm nhất vào ngày 28/5 nhưng đã bị hoãn lại do đại dịch COVID-19.

Thép phế và Nguyên liệu thô

Giá phế liệu tang cao ở hầu hết các khu vực toàn cầu vào giữa tháng 7 do nhu cầu tăng. Tuy nhiên, thị trường phế liệu Mỹ đã không thể có được lực kéo từ đà tăng ở các khu vực khác do nhu cầu phục hồi chậm. Giá phế liệu nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ tăng trong bối cảnh tâm lý tích cực của Trung Quốc và nhu cầu thép thành phẩm được cải thiện ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu trong những tuần gần đây.

Triển vọng thị trường nội địa Hoa Kỳ vẫn chịu áp lực sau khi tuần mua phế liệu tháng 7 giảm đáng kể, kết thúc vào ngày 10/7 với các loại nguyên liệu cơ bản giảm $40/tấn và phế liệu vụn giảm $20/tấn trong hầu hết các giao dịch ở Trung Tây.

Bất chấp sự sụt giảm mạnh gần đây, các nguồn tin thị trường không cho rằng sự phục hồi trở lại trong giao dịch tháng 8. Theo các nguồn tin, giá phế liệu chính sẽ chịu nhiều áp lực nhất trong tháng tới. Xu hướng giảm giá thép tấm của Mỹ là một yếu tố tiêu cực lớn. Giá HRC của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm vào ngày 17/7, theo dữ liệu về giá cả của Platts.

Với xu hướng giảm liên tục của giá HRC, nhu cầu mua phế liệu của các nhà máy nhỏ trong tháng 8 đang được đặt câu hỏi trên thị trường. Giá phế liệu châu Á tiếp tục tăng trong tuần khi người bán Nhật Bản lạc quan tăng giá chào bán thêm $10-15/tấn trong toàn khu vực.

Quặng sắt vẫn mạnh

Giá tiêu chuẩn quặng sắt 62% Fe tiếp tục được hỗ trợ nhờ nhu cầu mạnh, biên lợi nhuận thép được cải thiện và một số nguồn cung khan hiếm. Theo Platts chỉ số giá quặng sắt 62% đóng cửa ở mức cao nhất trong 11 tháng qua ở mức $112,70/tấn khô vào ngày 15/7 trước khi điều chỉnh xuống $110,45/tấn khô vào ngày 17/7, tăng 3,2% so với tuần trước đó.

Sản lượng thép thô của Trung Quốc tiếp tục mạnh sau khi ghi nhận kỷ lục mức hoạt động bình quân ngày trong tháng 5 và tháng 6. Mưa lớn ở các khu vực của Trung Quốc dự kiến sẽ không có bất kỳ tác động lớn nào đáng kể và nhu cầu sẽ cải thiện trở lại vào cuối tháng 7.

Than luyện kim vẫn trong tình trạng ảm đạm

Giá than luyện kim ở châu Á – Thái Bình Dương ở phân khúc cao cấp giảm do số lượng người mua ở Trung Quốc giảm dần. Sự không chắc chắn xung quanh chính sách nhập khẩu của Trung Quốc tiếp tục đeo bám lĩnh vực này. Platts đánh giá than luyện cốc cao cấp giảm $8,25/tấn so với tuần trước xuống $107,00/tấn FOB Úc vào ngày 17/7, trong khi giá giao tới Trung Quốc giảm $7,50/tấn xuống $121

Các nguồn tin cho biết chênh lệch giá giữa nội địa và đường biển là lớn nhất đối với thân luyện cốc cao cấp. Đối với các loại khác, như than phun than nghiền thành bột và than bán mềm, mặc dù vẫn được hưởng một số chênh lệch, nhưng ít đáng kể hơn và do đó nhu cầu đối với các vật liệu này yếu hơn.

Tại thị trường Đại Tây Dương, giá than luyện kim đã tăng vào ngày 20/7 do nguồn sẵn có giao ngay thấp cho đến cuối quý III và giá than luyện cốc cao cấp của Úc ổn định hơn.

Sản lượng

Sản lượng thép thô của Trung Quốc tăng liên tiếp do nhu cầu tốt khi tồn kho cao hơn. CISA báo cáo rằng sản lượng từ các thành viên của nó đạt trung bình 2,14 triệu tấn/ngày trong ngày 10 – 20/7, tăng 0,4% so với đầu tháng 7 và cao hơn 6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhu cầu mạnh đã chậm lại do mưa lớn và lũ lụt ở các khu vực phía nam của Trung Quốc. Do đó, thép dài dùng trong xây dựng bị ảnh hưởng nhiều hơn thép dẹt do thời tiết ẩm ướt. Tuy nhiên, tình hình lũ lụt dự kiến sẽ giảm bớt vào cuối tháng 7, các nguồn tin thị trường cho biết.

Trung Quốc sản xuất 91,6 triệu tấn thép thô trong tháng 6/2020, đánh dấu mức tăng 4,5% so với tháng 6/2019. Ấn Độ sản xuất 6,9 triệu tấn thép thô trong tháng 6, giảm 26,3% so với tháng 6 năm 2019.

Sản lượng thép thô của Nhật Bản đạt 42,21 triệu tấn trong 6 tháng đầu năm 2020, giảm 17,4% so với cùng kỳ năm trước. Riêng trong tháng 6, sản lượng giảm 36,3% so với cùng kỳ và 5,5% so với tháng 5 xuống 6,59 triệu tấn. Trong 6 tháng đầu năm, tỷ trọng thép thô sản xuất từ lò cao và lò hồ quang điện ít thay đổi ở mức 75,0% và 25,0%, so với 74,9% và 25,1% trong nửa đầu năm 2019.

Mức sử dụng thép thô của Hoa Kỳ tiếp tục tăng vào giữa tháng 7, tăng lên 58,3% từ mức 57,5% của tuần trước.

Sản lượng thép thô tại 64 quốc gia báo cáo với Hiệp hội Thép Thế giới trong tháng 6 giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 148,3 triệu tấn do những khó khăn liên tục do đại dịch COVID-19 gây ra.

Liên minh châu Âu sản xuất 68,3 triệu tấn thép thô trong nửa đầu năm 2020, giảm 18,7% so với nửa đầu năm 2019. Ý, nước sản xuất lớn thứ hai của EU, có sản lượng giảm 13% xuống 1,8 triệu tấn thép thô vào tháng 6. Pháp và Tây Ban Nha mỗi nước sản xuất 800.000 tấn thép thô trong tháng 6, giảm lần lượt 34,9% và 31,5% so với cùng kỳ 2019.

(Nguồn: Hiệp hội thép Việt Nam)

  • FEEDBACK

    Contact Form

  • Giờ làm việc: 8:00 - 17:30