Giá quặng sắt tăng tuần thứ 2 liên tiếp

Tin tức thép Miền Bắc Nosco JSC

Giá quặng sắt kỳ hạn tăng 4,5% trong tuần này. Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay giảm xuống 112 USD/tấn.

Số liệu từ Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc (CISA), chỉ số quặng sắt (CIOPI) của nước này đạt 397,58 điểm hôm 16/7/2020, giảm 0,14% tương đương 0,56 điểm so với chỉ số trước đó hôm 15/7/2020.

Trong số đó, chỉ số giá quặng sắt thị trường nội địa đạt 351,87 điểm, tăng 0,17% tương đương 0,61 điểm so với chỉ số giá trước đó, chỉ số giá quặng sắt nhập khẩu đạt 406,22 điểm, giảm 0,19% tương đương 0,78 điểm so với chỉ số trước đó.

Giá quặng sắt tại Đại Liên ngày 17/7/2020 giảm song có tuần tăng thứ 2 liên tiếp, được thúc đẩy bởi nhu cầu từ các nhà máy thép tại nước tiêu thụ kim loại hàng đầu – Trung Quốc – tăng mạnh.

Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Đại Liên giảm 0,4% xuống 826 CNY (118,06 USD)/tấn, song có tuần tăng 4,5%.

Nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh và nguồn cung quặng sắt từ Brazil giảm sau vụ vỡ đập Vale năm 2019, đẩy giá quặng sắt tăng, Fitch Solutions cho biết.

Công suất sử dụng tại các lò cao của 247 nhà máy thép tính đến ngày 17/7/2020 đạt 92,26%, giảm 0,1% so với tuần trước đó song tăng 6,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trên sàn Thượng Hải, giá thanh cốt thép kỳ hạn tháng 10/2020 tăng 0,2% lên 3.726 CNY/tấn. Tính chung cả tuần, giá thanh cốt thép tăng 1%. Giá thép cuộn cán nóng tăng 0,03% lên 3.752 CNY/tấn. Giá thép không gỉ giảm 0,04% xuống 13.450 CNY/tấn.

Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc giảm 0,5 USD xuống 112 USD/tấn.

Trên sàn Đại Liên, giá than luyện cốc tăng 0,9% và giá than cốc tăng 2,6%.

Tồn trữ 5 sản phẩm thép chủ yếu tại Trung Quốc tăng tuần thứ 4 liên tiếp lên 15,36 triệu tấn tính đến ngày 16/7/2020, tăng 2% so với tuần trước đó, Mysteel cho biết.

Xuất khẩu quặng sắt của công ty khai thác Rio Tinto RIO.AX Australia trong quý 2/2020 tăng 1,5%, do nhu cầu Trung Quốc tăng mạnh.

Các thông tin khác:

Thép phế liệu: Xuất khẩu thép phế liệu của Nhật Bản trong tháng 5/2020 đạt 687.000 tấn, tăng gần 33% so với tháng 5/2019, trong khi giảm 23,9% so với tháng 4/2020.

Sự suy giảm xuất khẩu thép phế liệu trong tháng 5/2020 do sự suy giảm mạnh xuất khẩu sang Hàn Quốc và Việt Nam, hai nước nhập khẩu thép phế liệu chủ yếu của Nhật Bản với mức giảm 49% và 43% so với tháng 4/2020 theo thứ tự lần lượt.

Trong 5 tháng đầu năm 2020, Nhật Bản xuất khẩu 4 triệu tấn thép phế liệu, tăng 37,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhập khẩu thép phế liệu của Việt Nam trong tháng 6/2020 đạt gần 450.000 tấn, tăng 6% so với tháng 6/2019 và tăng 20,3% so với tháng 5/2020 – lần đầu tiên tăng – trong 4 tháng qua.

Trong nửa đầu năm 2020, nhập khẩu thép phế liệu của Việt Nam đạt 2,61 triệu tấn, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thép OCTG: Xuất khẩu thép ống dẫn dầu (OCTG) của Đài Loan (TQ) sang Mỹ trong tháng 6/2020 đạt 107.400 tấn, giảm 27,8% so với tháng 5/2020 và giảm gần 40% so với tháng 6/2019. Sự suy giảm này do ngành công nghiệp năng lượng Mỹ chậm lại. 

(Nguồn: vinanet.vn)