Category : Thị Trường

Tin tức thép Miền Bắc Nosco JSC

Gần 16.300 tấn thép màu nhập khẩu của 3 doanh nghiệp nước ngoài được miễn thuế CBPG và tự vệ

Tin tức thép Miền Bắc Nosco JSC

Quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá và biện pháp tự vệ sản phẩm thép màu nhập khẩu có hiệu lực thực thi đối với 3 doanh nghiệp được công bố cụ thể.

Thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) cho biết ngày 11/9, Bộ Công Thương đã ban hành 3 Quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá và biện pháp tự vệ đối với thép màu nhập khẩu của 3 doanh nghiệp. 

Tổng khối lượng sản phẩm được miễn trừ của 3 doanh nghiệp này là hơn 16.294 tấn được nhập khẩu trong thời gian từ 25/6/2019 đến 31/12/2019.

TTTên doanh nghiệp được cấp miễn trừSố Quyết định miễn trừSản phẩm được miễn trừLượng cấp miễn trừ trong từ 25/6/2019 đến 31/12/2019 (tấn)
1Công ty TNHH Điện tử & Máy móc Steel Flower Hải Phòng2782/QĐ-BCTTôn màu PCM, VCM10.657
2Công ty TNHH Thép JFE Shoji Việt Nam2783/QĐ-BCTTôn màu PCM, VCM4.605
3Công ty TNHH Thép JFE Shoji Hải Phòng2784/QĐ-BCTTôn màu PCM, VCM1.032,9

Thông tin 3 Quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá và biện pháp tự vệ của Bộ Công thương 

Theo tìm hiểu của người viết, Công ty TNHH Điện tử và Máy móc Steel Flower Hải Phòng thành lập ngày 30/6/2015 thuộc LG INTERNATIONAL CORP (Hàn Quốc).

Với hoạt động chính là sản xuất, gia công bao gồm cắt, xẻ, tạo hình các loại thép lá không gỉ, thép lá mạ thiếc…, kim loại có chứa sắt và không chứa sắt phục vụ cho yêu cầu sản xuất của các ngành công nghiệp.

Giấy phép đăng kí kinh doanh ngày 2/8/2019 của Công ty TNHH Điện tử và Máy móc Steel Flower Hải Phòng cho biết, công ty này có ba người tham gia góp vốn, đều là người Hàn Quốc với tổng số vốn hơn 143 tỉ đồng.

Về Công ty TNHH Thép JFE Shoji Việt Nam, công ty này thành lập ngày 28/6/2006, thuộc JFE SHOJI TRADE CORPORATION (Nhật Bản) với hoạt động chính là sản xuất sắt, thép, gang, gia công các sản phẩm thép.

Cập nhật theo Giấy phép đăng kí kinh doanh ngày 5/12/2018, công ty này có hai thời điểm được góp vốn kể từ ngày thành lập, đó là ngày 28/6/2016 và 3/12/2018 với tổng số vốn góp hơn 240 tỉ đồng.

Và Công ty TNHH Thép JFE Shoji Hải Phòng thành lập ngày 28/5/2013 với ngành kinh doanh chính là gia công tất các cả sản phẩm thép và sản phẩm kim loại màu.

Giấy phép kinh doanh ngày 31/1/2019, công ty này đã nâng vốn điều lệ từ hơn 146 tỉ đồng lên hơn 216 tỉ đồng, tương đương khoảng 10 triệu USD.  Trong đó, cổ đông lớn nhất sở hữu hơn 97% là JFE SHOJI TRADE CORPORAT ION của Nhật Bản, còn lại hơn 2,8% là do Công ty TNHH Thép JFE SHOJI Việt Nam nắm giữ.

Đáng chú ý, phần vốn tăng lên hoàn toàn từ JFE SHOJI TRADE CORPORAT ION, điều này đã khiến tỉ lệ nắm giữ của JFE SHOJI TRADE CORPORAT ION tăng từ 95,8% lên hơn 97%. 

Trong khi, cổ đông còn lại vẫn giữ nguyên số vốn góp trước đó là hơn 6 tỉ đồng, do đó, tỉ lệ nắm giữ của Công ty TNHH Thép JFE SHOJI Việt Nam sụt giảm từ hơn 4% còn 2,82%.

26

Ảnh chụp màn hình từ Giấy đăng kí kinh doanh của Công ty TNHH Thép JFE Shoji Hải Phòng.

Bên cạnh 3 doanh nghiệp này, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục xử lí các hồ sơ đầy đủ, hợp lệ còn lại và sẽ thông báo sau về việc miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá và biện pháp tự vệ đối với thép màu nhập khẩu.

Trước đó, ngày 31/5/2017, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1931/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với một số sản phẩm tôn phủ màu.

Đến ngày 18/6/2019, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1711/QĐ-BCT về việc áp dụng thuế chống bán phá gia tạm thời đối vưới một số sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng, được mạ hoặc không mạ, được sơn có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc

Căn cứ Thông tư 06/2018/TT-BCT ngày 20/4/2018, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) đã nhận các hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá và biện pháp tự vệ đối với thép màu nhập khẩu.

(Nguồn: Vietnambiz.net)

Tin tức thép Miền Bắc Nosco JSC

Bộ Công thương miễn trừ áp thuế CBPG cho 12.000 tấn thép mạ nhập khẩu của một DN Hàn Quốc

Bộ Công thương miễn trừ áp thuế CBPG cho 12.000 tấn thép mạ nhập khẩu của một DN Hàn Quốc

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ nhập khẩu của doanh nghiệp.

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) cho biết ngày 30/3/2017, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1105/QĐ-BCT về việc áp dụng biện phá chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm thép mạ nhập khẩu.

Căn cứ Thông tư 06/2018/TT-BCT, Cục Phòng vệ thương mại đã tiếp nhận các hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với thép mạ.

Theo đó, ngày 11/9/2019, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2785/QĐ-BCT về việc miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với Công ty TNHH POSCO Việt Nam Holdings với lượng miễn trừ là 12.000 tấn trong năm 2019.

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục xử lí các hồ sơ đầy đủ, hợp lệ còn lại và sẽ có những thông báo mới.

Theo tìm hiểu của người viết, Công ty TNHH POSCO Việt Nam Holdings thành lập ngày 27/9/2006 với ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm từ thép.

Cập nhật cơ cấu cổ đông gần nhất theo Giấy phép đăng kí kinh doanh ngày 2/8/2017, công ty này có vốn điều lệ  khoảng 732 tỉ đồng (tương đương hơn 40 triệu USD). Trong đó, cổ đông lớn nhất sở hữu 83,5% là Tập đoàn POSCO của Hàn Quốc, bên cạnh đó còn có các cổ đông liên quan nhóm POSCO nắm 13,23%; còn lại Tập đoàn thép Nhật Bản Metal One Corporation sở hữu 11,17%.

Tại Việt Nam, Metal One Corporation còn được biết đến là công ty mẹ sở hữu 100% Công ty TNHH Metal One Việt Nam (MOV) chuyên về sản xuất thép, có nhà máy tại Vũng Tàu.

posco2

(Nguồn: ảnh chụp màn hình từ Giấy đăng kí kinh doanh của công ty).

Giấy phép kinh doanh thay đổi vào tháng 8/2019 cho thấy Công ty TNHH POSCO Việt Nam Holdings đã đổi tên thành Công ty TNHH Trung tâm Gia công POSCO Việt Nam.

Về Tập đoàn mẹ, POSCO là công ty đa quốc gia chuyên sản xuất thép có trụ sở chính tại Pohang, Hàn Quốc. POSCO từng là công ty sản xuất thép lớn nhất thế giới theo giá trị thị trường vào năm 2010. Sản lượng của công ty đạt 39,1 triệu tấn thép thô trong năm 2011, đưa họ trở thành nhà sản xuất thép lớn thứ tư thế giới.

Tại Việt Nam, Tập đoàn POSCO hoạt động trong các lĩnh vực bao gồm sản xuất thép, thương mại, xây dựng, IT… thông qua 11 doanh nghiệp lớn nhỏ.

Năm 2009, nhà máy thép cán nguội POSCO diện tích 158 ha tại Khu Công nghiệp Phú Mỹ 2, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng số vốn đầu tư là 528 triệu USD . Công suất của nhà máy đạt 1,2 triệu tấn thép/năm. Trong đó, 700.000 tấn thép cán nguội sử dụng sản xuất xe ô tô, xe máy và 500.000 tấn thép lá cán nguội phục vụ cho ngành công nghiệp xây dựng.

Đến ngày 7/3/2012, tập đoàn tiếp tục khánh thành mở rộng nhà máy sản xuất thép không gỉ cán nguội mới với công suất 150.000 tấn/năm tại KCN Nhơn Trạch 1, tỉnh Đồng Nai sau hơn 1 năm xây dựng với chi phí đầu tư 130 triệu USD. Nhà máy hoạt động dưới sự điều hành của Công ty TNHH POSCO VST, việc mở rộng này sẽ nâng năng lực sản xuất thép không gỉ từ của công ty từ 85.000 tấn lên 235.000 tấn/năm.

Ngày 29/6/2015, Tập đoàn tiếp tục cho đi vào hoạt động Nhà máy thép POSCO SS-VINA vốn đầu tư trên 704 triệu USD, diện tích 48,9 ha. Mục tiêu của dự án là sản xuất thép hình cỡ lớn và thép thanh; công suất 1 triệu tấn/năm.

(Nguồn: Vietnambiz.net)

Tin tức thép Miền Bắc Nosco JSC

Trung Quốc tăng mua đột biến hơn 1.800% sắt thép Việt Nam

Trong 8 tháng năm 2020, Việt Nam xuất khẩu hơn 5,9 triệu tấn sắt thép, riêng Trung Quốc mua 2 triệu tấn. Đáng chú ý, so với cùng kỳ năm ngoái, Trung Quốc tăng mua đột biến, khoảng 1.860%.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 8 tháng năm 2020, Việt Nam xuất đi 5,9 triệu tấn thép, kim ngạch ước đạt 3,1 tỷ USD. Với mức giá bình quân khoảng 12 triệu đồng/tấn, giá sắt thép xuất khẩu của Việt Nam hiện giảm gần 20% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, Trung Quốc mua hơn 1/3 lượng thép xuất khẩu trên, với 2 triệu tấn, đạt kim ngạch 844 triệu USD, giá bình quân 9,7 triệu đồng/tấn, thấp hơn 2,3 triệu đồng/tấn so với giá xuất khẩu bình quân ra các thị trường khác. Mức giá này cũng thấp hơn gần 2 triệu đồng/tấn so với mức giá sắt thép mà nước này mua của Việt Nam năm ngoái. 

Tin tức thép Miền Bắc Nosco JSC

Việt Nam tăng xuất khẩu sắt thép sang Trung Quốc với số lượng lớn, tăng hơn 1.800% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, 8 tháng qua, lượng nhập khẩu sắt thép từ Việt Nam của Trung Quốc tăng đột biến, tăng gần 1,99 triệu tấn so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương khoảng 1.860%.

Một số thị trường khác cũng tăng nhập sắt thép các loại từ Việt Nam như Brazil tăng 195% về lượng và tăng 144% về kim ngạch, đạt 16.602 tấn, tương đương 12,44 triệu USD; Đức tăng 143% về lượng và tăng 91,7% về kim ngạch, đạt 2.305 tấn, tương đương 3,03 triệu USD; Thái Lan tăng 89,5% về lượng và tăng 70,7% kim ngạch, đạt 469.212 tấn, tương đương 260,07 triệu USD.

Hiện, sắt thép xuất khẩu của Việt Nam có sự đóng góp rất lớn về số lượng của Formosa (Hà Tĩnh). Từ giữa năm 2018, Formosa bắt đầu vận hành cả 2 lò cao, sắt thép xuất khẩu của Việt Nam đã tăng mạnh từ đầu năm 2019. Trong năm 2020, bất chấp bối cảnh dịch bệnh gia tăng, sắt thép xuất đi của Việt Nam không có dấu hiệu chững lại.

Ngoài sắt thép, Trung Quốc thời gian qua tăng tốc mua hàng loạt nguyên vật liệu, tài nguyên, sản phẩm thô của Việt Nam. Cụ thể như quặng và khoáng sản gần 1 triệu tấn, clinker và xi măng hơn 12,5 triệu tấn, dầu thô hơn 1,68 triệu tấn, cao su gần 700.000 tấn…

Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập sắt thép của Trung Quốc với số lượng 2,6 triệu tấn, đạt kim ngạch 1,6 tỷ USD, với giá bình quân 14 triệu đồng/tấn.

Đáng chú ý, sản phẩm hoàn thiện từ sắt thép Việt Nam nhập từ Trung Quốc đạt 1,3 tỷ USD. Trong khi đó ở chiều xuất sang Trung Quốc, mặt hàng này của Việt Nam chỉ đạt kim ngạch vỏn vẹn 52,8 triệu USD.

Việc xuất khẩu sắt thép các loại số lượng lớn trong khi xuất khẩu sản phẩm sắt thép chỉ đạt kim ngạch ít ỏi cho thấy Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu thép tiền chế, phôi thép, thép cuộn, thép xây dựng… Đây là các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp.

Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành, việc tăng trưởng xuất khẩu ngành công nghiệp nặng sắt thép là dấu hiệu đáng mừng bởi đây là điều kiện để doanh nghiệp giải phóng được hàng tồn kho, tạo việc làm và duy trì năng lực sản xuất trong điều kiện khó khăn.

Trước đó, Trung Quốc cũng tăng mua gấp đôi số dầu thô từ Việt Nam, với khoảng 1,68 triệu tấn.

Theo báo Nikkei (Nhật Bản), Trung Quốc trong 2 đến 3 năm trở lại đây đang tăng cường tích trữ các năng lượng và nguyên liệu thô quý hiếm nhằm dự trữ cho quốc gia và tránh các bất ổn về giá cả cũng như nguy cơ xung đột thương mại với nhiều nước.

Các loại năng lượng, nguyên liệu thô quý hiếm được Trung Quốc săn lùng mua của thế giới như đất hiếm, coban, dầu mỏ, than đá, kim cương và gần đây là bông, đậu nành…

(Nguồn: petrotimes.vn)

Tin tức thép Miền Bắc Nosco JSC

Ngành thép: Tín hiệu hồi phục đã rõ ràng hơn, nửa cuối năm dự hồi phục theo sóng đẩy nhanh tiến độ dự án lớn sau thời gian giãn cách

Riêng tháng 8/2020 thị trường có tín hiệu khả quan, khi sản lượng tăng đáng kể so với năm ngoái. Ngoại trừ thép cuộn cán nguội, tất cả các mảng phụ khác ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, là tín hiệu cho sự phục hồi của cả thị trường nội địa và quốc tế. 

Tổng sản lượng tiêu thụ thép tại thị trường Việt Nam lũy kế 8 tháng đầu năm 2020 vẫn giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, theo quan sát và ghi nhận bởi Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), số liệu theo tháng đã bắt đầu có sự cải thiện rõ ràng hơn.

Chi tiết, các nhóm sản phẩm của ngành thép đều đi xuống về mặt sản lượng tiêu thụ trong 8 tháng đầu năm, ngoại trừ tôn mạ. Thép cuộn cán nóng đối mặt với đợt giảm mạnh, trong khi doanh số của mảng thép xây dựng giảm gần 6% lần đầu tiên kể từ sau khủng hoảng tài chính năm 2008. Tiêu thụ thép ống tiếp tục đi ngang trong khi sản lượng tôn mạ tăng nhẹ so với cùng kỳ. Nhìn chung, nguyên nhân chính cho mức tăng trưởng âm là ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Tuy nhiên, theo dõi câu chuyện tăng trưởng của một số nhóm ngành, VDSC cho rằng nhu cầu thép cho sản xuất công nghiệp vẫn tương đối mạnh mẽ, ngược lại nhu cầu thép cho xây dựng đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Số lượng dự án mới trong thị trường nhà ở và bất động sản thương mại vẫn còn thấp do triển vọng trung hạn kém khả quan, khi mà lệnh cấm bay quốc tế vẫn chưa dược gỡ bỏ hoàn toàn, ảnh hưởng lên hoạt động du lịch và thương mại quốc tế.

Riêng tháng 8/2020 thị trường có tín hiệu khả quan, khi sản lượng tăng đáng kể so với năm ngoái. Ngoại trừ thép cuộn cán nguội, tất cả các mảng phụ khác ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, là tín hiệu cho sự phục hồi của cả thị trường nội địa và quốc tế.

Tiêu thụ thép 8 tháng đầu năm 2020 (tấn)

Ngành thép: Tín hiệu hồi phục đã rõ ràng hơn, nửa cuối năm dự hồi phục theo sóng đẩy nhanh tiến độ dự án lớn sau thời gian giãn cách

Tiêu thụ thép tháng 8/2020 (tấn)

Ngành thép: Tín hiệu hồi phục đã rõ ràng hơn, nửa cuối năm dự hồi phục theo sóng đẩy nhanh tiến độ dự án lớn sau thời gian giãn cách

Trong đó, thép xây dựng tương đối chật vật trong 7 tháng đầu năm, với sản lượng tiêu thụ tháng 1 và tháng 2 tăng trưởng âm so với cùng kỳ do nhu cầu xây dựng ở Việt Nam giảm. Tuy nhiên, doanh số tháng 8 đã tăng 15% và tăng trưởng theo tháng tương đối đều đặn kể từ khi kết thúc giãn cách xã hội.

VDSC nhận định rằng trong nửa cuối năm nhiều dự án lớn tăng tiến độ sau giãn cách và chi tiêu tài khóa cho cơ sở hạ tầng cũng được đẩy mạnh giải ngân, điều này sẽ trực tiếp hỗ trợ cho sản lượng tiêu thụ của ngành thép xây dựng. Kỳ vọng xu hướng này sẽ duy trì trong trung hạn, theo đó các nhà máy thép xây dựng trong nước sẽ trực tiếp hưởng lợi.

Riêng Hoà Phát (HPG) – một trong số các doanh nghiệp thép xây dựng niêm yết và kỳ vọng các dây chuyền mới của HPG tại Khu liên hợp Dung Quất có thể đón đầu nhu cầu thép thanh đang phục hồi, để từ đó chiếm được thị phần và tạo ra tăng trưởng lợi nhuận cho nửa cuối năm 2020 và 2021.

Ngành thép: Tín hiệu hồi phục đã rõ ràng hơn, nửa cuối năm dự hồi phục theo sóng đẩy nhanh tiến độ dự án lớn sau thời gian giãn cách

Ngược lại, thép ống và tôn mạ đã cho thấy tín hiệu hồi phục ngay từ đầu tháng 5 và có xu hướng tăng liên tục trong nhiều tháng. Về mảng thép ống, VDSC tin rằng đây là mảng có ít sự phụ thuộc nhất vào thị trường xuất khẩu và đã phục hồi thành công dựa trên nhu cầu trong nước tương đối khỏe mạnh về nhà ở, bất động sản công nghiệp và hoạt động sản xuất.

Về tôn mạ, một trong những mục tiêu quan trọng nhất là giảm sự phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu. Trong 8 tháng đầu năm 2020, các nhà sản xuất nội địa đã bán 39% sản lượng tiêu thụ ra nước ngoài, tượng tự năm 2019 (38%), thấp hơn so với giai đoạn 2016-2018 khi mà sản lượng xuất khẩu chiếm tới 46-47%. Tuy nhiên, mối quan ngại chính hiện nay là tỷ suất lợi nhuận, bởi vì các nhà sản xuất ở hạ nguồn thường có biên gộp thấp.

Tiêu thụ tôn mạ (tấn)

Ngành thép: Tín hiệu hồi phục đã rõ ràng hơn, nửa cuối năm dự hồi phục theo sóng đẩy nhanh tiến độ dự án lớn sau thời gian giãn cách

(Nguồn: cafef.vn)

Tin tức thép Miền Bắc Nosco JSC

Xuất khẩu thép của Trung Quốc giảm, thương mại hạ nhiệt

Giá thép xuất khẩu của Trung Quốc suy yếu trong ngày 14-18/9, lần giảm đầu tiên kể từ đầu tháng 5, khi các nhà cung cấp thép – đặc biệt là các thương nhân – hạ giá chào hàng khi nhu cầu trong nước giảm, cuộc khảo sát hàng tuần mới nhất của Mysteel đã cho thấy. Giao dịch xuất khẩu tăng sau khi khoảng cách về giá giữa các sản phẩm của Trung Quốc và các sản phẩm của các đối thủ xích lại gần, những người được hỏi cho biết.

Tin tức thép Miền Bắc Nosco JSC

Tuần trước, giá xuất khẩu thép cuộn cán nóng (HRC) SS400 4.75mm của Trung Quốc giảm 2 USD/tấn trong tuần xuống 519 USD/tấn FOB tại cảng Thiên Tân của Bắc Trung Quốc, theo đánh giá của Mysteel, trong khi giá chào bán thép cây B500B 18-25mm không đổi ở 487 USD/tấn FOB cảng Trương Gia Cảng phía Đông Trung Quốc.

“Giá thép trong nước liên tục giảm xuống, ảnh hưởng đến xuất khẩu,” theo một nguồn tin ngành công nghiệp có trụ sở tại Thiên Tân, bất chấp việc đồng Nhân dân tệ tăng giá nhanh so với đô la Mỹ, điều này có thể khiến các nhà xuất khẩu Trung Quốc tăng giá xuất khẩu bằng đồng đô la để bảo vệ lợi nhuận nhân dân tệ của họ.

Tính đến ngày 18/9, Q235 4.75mm quốc gia của Trung Quốc là 3,950 NDT/ tấn (581.7 USD/tấn), giảm 35 NDT/tấn trong tuần hoặc 64 NDT/ tấn kể từ đầu tháng 9, theo cơ sở dữ liệu của Mysteel.

Trong khi giá thép xuất khẩu của Trung Quốc đã đảo chiều giảm, các đối thủ ở nước ngoài cũng nhắm đến những người mua toàn cầu để tăng giá để phản ánh nhu cầu quốc tế đang phục hồi, theo báo cáo. Do đó, khoảng cách về giá giữa các sản phẩm thép có xuất xứ từ Trung Quốc và của các nhà sản xuất ở các nước khác đã thu hẹp hoặc xấp xỉ nhau, với một số giá của Trung Quốc thậm chí còn thấp hơn giá của đối thủ cạnh tranh của họ.

“Tuần trước, giá FOB đối với HRC của Trung Quốc là khoảng 510 USD/tấn trong khi giá FOB của Ấn Độ cho cùng một sản phẩm lên đến 525 USD/ tấn,” một nhà quan sát thị trường có trụ sở tại Bắc Kinh nói với Mysteel Global. Khảo sát hàng tuần của Mysteel cũng ghi nhận rằng tuần trước, SAE1006 của Trung Quốc được chào bán ở mức 535-540 USD/tấn CFR Việt Nam, nhưng SAE1996 từ Nhật Bản đến Việt Nam được chào bán với giá 549 USD/tấn CFR.

“Gần đây, hoạt động kinh doanh trên thị trường thép nội địa của Trung Quốc đã yếu và hầu hết các nhà kinh doanh thép đều bi quan về các yếu tố cơ bản của thị trường thép trong Q4, vì vậy có thể giá xuất khẩu sẽ giảm hơn nữa”, nguồn tin từ Bắc Kinh gợi ý.

Một hệ quả khác của việc thu hẹp khoảng cách giá xuất khẩu là nhập khẩu thép của Trung Quốc đã hạ nhiệt rõ rệt vào cuối năm. “Hầu như không có bất kỳ đơn đặt hàng bán thành phẩm nào được hoàn tất vào tuần trước,” nguồn tin từ Bắc Kinh cho biết. Theo Mysteel Global, các sản phẩm thép chính mà Trung Quốc nhập khẩu trong năm nay chủ yếu bao gồm thép bán thành phẩm và HRC.

(Nguồn: Satthep.net)

Tin tức thép Miền Bắc Nosco JSC

Việt Nam tiếp nhận hồ sơ miễn trừ áp thuế với thép nhập khẩu từ Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và Đài Loan

Trong thời hạn 30 ngày, Bộ Công thương sẽ tiếp nhận Hồ sơ đề nghị miễn trừ việc áp dụng biện pháp chống bán phá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và vũng lãnh thổ Đài Loan.

Theo Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) ngày 4/7/2018, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2398/QĐ-BCT về kết quả rà soát lần thứ hai việc áp dụng biện pháp chống bán phá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội.

Quyết định áp dụng với các sản phẩm có mã HS gồm 7219.32.00; 7219.33.00; 7219.34.00; 7219.35.00; 7219.90.00; 7220.20.10; 7220.20.90; 7220.90.10; 7220.90.90 có xuất xứ từ Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và vùng lãnh thổ Đài Loan nhập khẩu vào Việt Nam.

Theo đó, căn cứ qui định tại Thông tư 06/2018/TT-BCT ngày 20/4/2018 qui định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại, Cục Phòng vệ thương mại thông báo tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại của vụ việc.

Cụ thể, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo, các doanh nghiệp có thể nộp Hồ sơ đề nghị miễn trừ theo các qui định tại Thông tư 06 để Cơ quan điều tra đánh giá, xem xét miễn trừ dựa trên theo các tiêu chí xem xét miễn trừ tại Điều 11 Thông tư 06.

Hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thực hiện theo qui định tại Điều 12 của Thông tư 06.

thép 16

Các sản phẩm thép không gỉ cán nguội có xuất xứ từ Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và vùng lãnh thổ Đài Loan nhập khẩu vào Việt Nam có thể bị áp dụng biện pháp chống bán phá.

Sau đó, Cục Phòng vệ thương mại sẽ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm định hồ sơ, báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét miễn trừ hoặc không miễn trừ trong thời hạn qui định. Trường hợp không miễn trừ, Cục Phòng vệ thương mại thông báo về lí do.

Còn đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn trừ, đối tượng được miễn trừ sẽ được hoàn trả thuế phòng vệ thương mại đã nộp đối với những lô hàng nhập khẩu đăng kí tờ khai hải quan trong thời hạn của quyết định miễn trừ.

Do đó, doanh nghiệp cần phải nộp báo cáo định kì về tình hình nhập khẩu hàng hóa được miễn trừ và việc tuân thủ điều kiện, nghĩa vụ được miễn trừ tới Cục Phòng vệ thương mại.

Tuy nhiên sau khi miễn trừ, Cục Phòng vệ thương mại có thể tiến hành kiểm tra nhằm  thẩm định việc tuân thủ của đối tượng được miễn trừ đối với các điều kiện, qui định pháp luật về miễn trừ. 

Trường hợp đối tượng được miễn trừ không tuân thủ, Bộ Công Thương có quyền thu hồi quyết định miễn trừ và thông báo cho cơ quan hải quan xử lí theo qui định pháp luật.

(Nguồn: vietnambiz.vn)

Tin tức thép Miền Bắc Nosco JSC

Giá thép kéo giảm phiên thứ 4 liên tiếp, giá quặng sắt ảm đạm

Giá thép thanh giao tháng 10 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 22 nhân dân tệ lên 3.629 nhân dân tệ/tấn vào lúc 11h00 (giờ Việt Nam) ngày 30/8.

steelbarsweb-1563605085340877200003

Giá thép xây dựng hôm nay

Giá thép thanh giao tháng 10 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 22 nhân dân tệ lên 3.629 nhân dân tệ/tấn vào lúc 11h00 (giờ Việt Nam) ngày 30/8.

Giá thép thanh kì hạn ở Trung Quốc chốt phiên ở mức thấp nhất 5 tháng vào thứ Năm (29/8), kéo dài đà giảm sang  phiên thứ 4 liên tiếp do triển vọng nhu cầu đối với vật liệu xây dựng vẫn chưa chắc chắn, theo Reuters.

Hợp đồng thép thanh cốt thép hoạt động mạnh nhất trên Sàn giao dịch Thượng Hải, giao tháng 1/2020, giảm 0,6% xuống 3.266 nhân dân tệ/tấn (tương đương 460,47 USD/tấn), mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 2/4.

Giá thép cuộn cán nóng đã phục hồi sau đợt giảm 3 ngày liên tiếp, tăng 0,2% lên 3.563 nhân dân tệ/tấn.

Giá thép giảm cùng với chi phí nguyên liệu cao hơn – quặng sắt vẫn giao dịch trên mức giá năm 2018 mặc dù đã giảm từ mức cao nhất trong 5 năm – gây áp lực cho lợi nhuận của các nhà máy thép Trung Quốc.

Do đó, một số nhà sản xuất đã quyết định giảm sản lượng để đẩy giá và hạn chế chi phí sản xuất trong khi chờ nhu cầu thép tăng.

Hợp đồng quặng sắt được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên, giao tháng 1/2020, ổn định ở mức thấp nhất 2 tháng là 580 nhân dân tệ/tấn.

Giá quặng sắt hàm lượng 62% giao cho Trung Quốc tiếp tục giảm vào thứ Tư (28/8), chạm mức thấp nhất hơn 5 tháng là 85 USD/tấn.

Trên Sàn giao dịch Singapore, hợp đồng quặng sắt giao tháng 9 giảm 1,4% xuống 77,33 USD/tấn vào cuối phiên giao dịch.

Thành phố sản xuất thép hàng đầu của Trung Quốc – Đường Sơn có kế hoạch nới lỏng các hạn chế sản xuất trong tháng 9, một động thái có thể giúp thúc đẩy nhu cầu quặng sắt.

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng Bắc Kinh sẽ có động thái đình chỉ hoàn toàn việc sản xuất thép trước lễ kỉ niệm Quốc khánh vào đầu tháng 10 để hạn chế ô nhiễm.

Giá các nguyên liệu sản xuất thép khác cũng giữ vững sau đợt giảm gần đây với giá than mỡ chỉ giảm 0,1% xuống 1.290,5 nhân dân tệ/tấn trong khi giá than cốc cũng giảm 0,1% xuống còn 1.857,5 nhân dân tệ/tấn.

(Nguồn: vietnambiz.vn)

Tin tức thép Miền Bắc Nosco JSC

Bộ Công thương cảnh báo nguy cơ Canada khởi kiện thép Việt Nam

Theo Hiệp hội thép Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam không bán phá giá cũng như không lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại của Canada.

Thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) cho biết Cục Phòng vệ thương mại vừa trao đổi thông tin, cảnh báo nguy cơ bị khởi kiện phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh thuế sản phẩm thép xuất khẩu của Việt Nam sang Canada với Hiệp hội Thép Việt Nam.

Theo Cục Phòng vệ thương mại, số liệu của hải quan Canada cho thấy các sản phẩm thép trong chương 72 xuất khẩu từ Việt Nam có sự gia tăng đáng kể trong thời gian gần đây.

Cụ thể, trong năm 2018, Canada nhập khẩu khoảng 37 triệu USD Canada các sản phẩm thép của Việt Nam, tuy nhiên trong 6 tháng đầu năm 2019, Canada đã nhập hơn 103 triệu USD Canada các sản phẩm này. 

Trong đó, nhóm sản phẩm tăng trưởng mạnh nhất là mặt hàng thép phẳng mạ phủ với kim ngạch 6 tháng 2019 đạt khoảng 94 triệu USD Canada.

Tin tức thép Miền Bắc Nosco JSC

Cục Phòng vệ thương mại cảnh báo nguy cơ bị khởi kiện phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh thuế sản phẩm thép xuất khẩu của Việt Nam sang Canada. Ảnh: Bộ Công thương.

Theo Hiệp hội Thép, việc gia tăng xuất khẩu là do tác động của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mà cả Việt Nam và Canada là thành viên. 

Doanh nghiệp Việt Nam không bán phá giá cũng như không lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại của Canada.

Bên cạnh đó, trong thời gian qua, Canada đã có những động thái điều chỉnh pháp luật để cho phép áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế, sửa đổi luật thuế.

Đồng thời hải quan Canada xóa bỏ qui định khoảng cách 2 năm giữa các lần áp dụng thuế nhập khẩu bổ sung với cùng một sản phẩm tạo điều kiện cho việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thuận lợi hơn.

Ngoài ra, Canada cũng đã có thỏa thuận với Mỹ về việc tăng cường triển khai các biện pháp chống chuyển tải lẩn tránh cũng như hành vi phá giá, trợ cấp với sản phẩm thép nhập khẩu.

Tuy nhiên, Cục Phòng thương mại khuyến nghị Hiệp hội thép Việt Nam cần thông báo tới các thành viên về việc xem xét kế hoạch sản xuất, xuất khẩu sản phẩm thép sang thị trường Canada, tránh tăng trưởng quá nóng làm tăng nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại, bao gồm cả chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp.

Bên cạnh đó, cần tuân thủ các qui định của nước nhập khẩu về xuất xứ hàng hóa, không tiếp tay cho các hành vi chuyển tải bất hợp pháp, gian lận thương mại gây tổn hại đến uy tín kim ngạch, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam nếu vướng phải các vụ kiện.

Ngoài ra, thường xuyên liên lạc với Cục Phòng vệ thương mại để cập nhật, chia sẻ thông tin diễn biến xuất khẩu để có phương án xử lí kịp thời khi vụ việc xảy ra.

(Nguồn: vietnambiz.vn)

  • FEEDBACK

    Contact Form

  • Giờ làm việc: 8:00 - 17:30