Với mỗi USD giá trị được tạo ra trong ngành thép, sẽ có thêm 2,5 USD giá trị gia tăng được hỗ trợ trên các lĩnh vực khác của nền kinh tế toàn cầu vì mua nguyên liệu, hàng hóa, năng lượng và dịch vụ.
Phiên bản 2019 của “Ngành thép thế giới dưới những con số” của Hiệp hội Thép Thế giới (worldsteel) cung cấp một cái nhìn tổng quan toàn diện về các hoạt động của ngành thép, trải dài từ sản xuất thép thô đến sử dụng thép, từ các chỉ dẫn về dòng chảy thương mại thép toàn cầu đến sản xuất và thương mại quặng sắt trong giai đoạn 2008 – 2018.
Edwin Basson, Tổng giám đốc worldsteel, cho biết: “Ngành thép vẫn là trung tâm của sự phát triển toàn cầu. Trong báo cáo Triển vọng ngắn hạn tháng 4, chúng tôi dự báo nhu cầu thép thế giới năm 2019 và 2020 sẽ tiếp tục tăng, nhưng tốc độ tăng trưởng sẽ vừa phải cùng với nền kinh tế toàn cầu đang chậm lại.
Tuy nhiên, sự không chắc chắn về môi trường thương mại và biến động trên thị trường tài chính vẫn tiếp tục và có thể gây ra rủi ro cho dự báo này. Tại thời điểm viết báo cáo, không có gì thay đổi”.
Ông cũng cho biết nghiên cứ gần đây với Oxford econom cho thấy năm 2017, ngành thép đã bán được 2.500 tỉ USD các sản phẩm và tạo ra giá trị gia tăng 500 tỉ USD.
Với mỗi USD giá trị được tạo ra trong ngành thép, sẽ có thêm 2,5 USD giá trị gia tăng được hỗ trợ trên các lĩnh vực khác của nền kinh tế toàn cầu vì mua nguyên liệu, hàng hóa, năng lượng và dịch vụ.
Giá quặng sắt tại Đại Liên giảm 2,2%. Giá thanh cốt thép, thép HRC tại Thượng Hải giảm.
Số liệu từ Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc (CISA), chỉ số quặng sắt (CIOPI) của nước này đạt 371,6 điểm hôm 24/6/2020, tăng 1,59% tương đương 5,82 điểm so với chỉ số trước đó hôm 23/6/2020.
Trong số đó, chỉ số giá quặng sắt thị trường nội địa đạt 349,85 điểm, giảm 0,07% tương đương 0,24 điểm so với chỉ số giá trước đó, chỉ số giá quặng sắt nhập khẩu đạt 375,71 điểm, tăng 1,89% tương đương 6,96 điểm so với chỉ số trước đó.
Giá quặng sắt và thép tại Trung Quốc ngày 29/6/2020 giảm khi thị trường mở cửa trở lại sau ngày nghỉ lễ, trong bối cảnh triển vọng nhu cầu đối với nguyên liệu công nghiệp quan trọng chậm chạp, do đại dịch virus corona và thời tiết khắc nghiệt.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Đại Liên giảm 2,2% xuống 749 CNY (105,83 USD)/tấn, trong phiên có lúc giảm 1,4% xuống 754 CNY/tấn.
Giá nguyên liệu sản xuất thép giảm do nhu cầu sản phẩm thép giảm trong bối cảnh thời tiết nắng nóng và mưa. Trong khi đó, triển vọng nhu cầu không chắc chắn khi Bắc Kinh nỗ lực hạn chế làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ hai.
Sản lượng sản phẩm thép chủ yếu hàng tuần bao gồm thanh cốt thép và thép cuộn cán nóng (HRC) đạt 11,06 triệu tấn tính đến 24/6/2020, công ty tư vấn Mysteel cho biết. Do vậy, tồn trữ thép tại Trung Quốc tăng lên 20,53 triệu tấn vượt mốc 20,15 triệu tấn tuần trước đó. Tuy nhiên, nhu cầu sản phẩm thép giảm tuần thứ 3 liên tiếp, công ty tư vấn Mysteel cho biết.
Trên sàn Thượng Hải, giá thanh cốt thép kỳ hạn tháng 10/2020 giảm 1,1% xuống 3.577 CNY/tấn. Giá thép cuộn cán nóng giảm 0,7% xuống 3.581 CNY/tấn. Giá thép không gỉ kỳ hạn tháng 8/2020 giảm 0,6% xuống 13.070 CNY/tấn.
Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc không thay đổi ở mức 104 USD/tấn.
Trên sàn Đại Liên, giá than luyện cốc giảm 0,9% xuống 1.178 CNY/tấn và giá than cốc giảm 2% xuống 1.913 CNY/tấn.
Các thông tin khác:
Thép không gỉ: Yieh United Steel Corp. (Yusco), nhà máy thép không gỉ hàng đầu tại Đài Loan (TQ) thông báo giá mới trong tháng 7/2020 trong ngày 29/6/2020.
Theo đó, giá thép cán nóng và cán nguội loại 300 tăng thêm 1.000 NTD/tấn.
Giá xuất khẩu tăng 30 USD/tấn phụ thuộc vào khu vực.
Yusco nâng giá thép không gỉ trong 3 tháng liên tiếp do giá nickel thị trường quốc tế duy trì ổn định, mặc dù nhu cầu thị trường hồi phục chậm.
Thống kê từ Rosstat, sản lượng thép không gỉ của Nga trong tháng 5/2020 đạt 17.400 tấn, tăng nhẹ 1,1% so với tháng 5/2019 và tăng 8,4% so với tháng 4/2020.
Về nhập khẩu, trong tháng 5/2020 đạt 32.600 tấn, tăng 9,4% so với tháng 5/2019 và tăng 10,9% so với tháng 4/2020.
Giá thép thanh giao tháng 10 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 40 đồng nhân dân tệ xuống 3.575 nhân dân tệ/tấn sau khi chính phủ các quốc gia đồng loạt áp dụng nhiều biện pháp kích thích khôi phục nền kinh tế.
Giá thép hôm nay
Giá thép thanh giao tháng 10 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 40 đồng nhân dân tệ xuống 3.575 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 10h30 (giờ Việt Nam).
Tồn kho quặng sắt nhập khẩu tại 45 cảng lớn ở Trung Quốc đã tăng 1,6 triệu tấn lên 107,8 triệu tấn trong tuần vừa qua, mức tăng đầu tiên kể từ sau 9 tuần giảm liên tiếp.
Cho đến thời điểm hiện tại, nhu cầu quặng sắt của Trung Quốc vẫn khá cao, bất chấp những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 cũng như việc đóng cửa các ngành công nghiệp sản xuất quan trọng tại nước này.
Theo Mysteel, sản lượng nhập khẩu quặng sắt tại Trung Quốc dự kiến sẽ tăng lên 1,12 tỷ tấn trong năm nay. Theo đó, giá trị mua hàng sẽ tiếp tục tăng trong năm 2021 và dự kiến sẽ đạt khoảng 1,3 tỷ tấn vào năm 2022.
Thị trường thép Trung Quốc cũng có nhiều dấu hiệu tích cực khi hàng tồn kho có xu hướng giảm còn sản lượng sản xuất trên đà tăng lên. Nguyên nhân chủ yếu là do các biện pháp kích thích tăng trưởng đối với sản xuất trong nước.
Sản lượng tiêu thụ thép trên thế giới ước tính sẽ giảm 6% trong năm nay do tác động của dịch bệnh COVID-19 và kinh tế chậm tăng trưởng tại nhiều quốc gia.
Ông Dariush Esmaili, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Khai thác & Thương mại Iran cho biết, sản lượng khai thác quặng sắt đã giảm xuống trong vài năm qua nhằm hạn chế việc xuất khẩu khoáng sản chưa qua chế biến ra thị trường.
Tính đến cuối tháng 3/2020, Iran chỉ xuất khẩu khoảng 6 triệu tấn quặng sắt so với sản lượng 90 triệu tấn hàng năm.
Ngày 26/6, ông Joe Mazumdar, nhà phân tích tại Joe Explum Insights cho biết, đà giảm sút nhu cầu tiêu thụ đồng trên thế giới đang có xu hướng chậm lại.
Giá kim loại đồng đã khôi phục đáng kể từ sau thời điểm giữa tháng 3/2020. Giá đồng giao ngay COMEX ổn định ở mức 266,25 cent trong ngày 25/6, tăng 54,3 cent so với mức thấp nhất được ghi nhận vào ngày 23/3 (211,95 cent).
Trong thời gian tới, nhu cầu tiêu thụ đồng tại Mỹ và châu Âu sẽ được phục hồi sau khi dỡ bỏ lệnh đóng cửa. Đồng thời, thị trường Trung Quốc cũng có nhiều dấu hiệu lạc quan sau loạt biện pháp kích thích nền kinh tế được triển khai trong nước.
Giá thép thanh giao tháng 10 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 20 nhân dân tệ lên 4.055 nhân dân tệ/tấn vào lúc 9h30 (giờ Việt Nam).
Quặng sắt nối lại cơn bão giá kỉ lục trước nguồn cung chặt chẽ
Giá thép xây dựng hôm nay
Giá thép thanh giao tháng 10 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 20 nhân dân tệ lên 4.055 nhân dân tệ/tấn vào lúc 9h30 (giờ Việt Nam).
Giá quặng sắt tăng lên mức kỉ lục vào hôm thứ Năm (27/6) sau 3 phiên giảm liên tiếp do lo ngại về việc thắt chặt nguồn cung nguyên liệu sản xuất, trong khi hợp đồng thép thanh nối dài đà tăng trước bối cảnh hạn chế sản xuất được áp dụng nhằm giảm ô nhiễm không khí ở Trung Quốc, theo Hellenic Shipping News.
Hợp đồng quặng sắt được giao dịch mạnh nhất trên Sàn giao dịch Đại Liên tăng 5,4% lập đỉnh mới 838,5 nhân dân tệ/tấn (tương đương 121,93 USD/tấn, vượt mức kỉ lục 837 nhân dân tệ/tấn vào ngày 20/6. Kết thúc phiên giao dịch con số này tăng 3,3% lên 821,5 nhân dân tệ/tấn.
Mối quan tâm của những người tham gia thị trường chủ yếu tập trung vào các kho dự trữ đang cạn kiệt tại các cảng Trung Quốc với mức thấp nhất kể từ đầu năm 2017, một thương nhân tại Công ty Itochu Holding tại Bắc Kinh cho biết.
Các chuyên gia phân tích cho biết, những lo ngại về nguồn cung thắt chặt đã nâng giá quặng sắt giao ngay lên mức cao nhất 5 năm vào tuần trước, tuy nhiên đã hạ nhiệt vào đầu tuần này sau khi công ty khai thác mỏ Vale SA thông báo tiếp tục hoạt động tại mỏ Brucutu.
“Trong khi việc khởi động lại mỏ Brucutu sẽ giúp tăng nguồn cung, việc vận chuyển khối lượng bổ sung từ Brazil sang Trung Quốc có thể mất khoảng 45 đến 60 ngày”, thương nhân tại Itochu cho biết.
Vấn đề mà các nhà sản xuất quặng sắt của Austraia đang phải đối mặt cũng làm tăng thêm lo về nguồn cung.
Chẳng hạn, Rio Tinto đã hạ dự báo về khối lượng quặng sắt dự kiến vận chuyển từ khu vực Pilbara lần thứ ba kể từ tháng 4 do các vấn đề hoạt động.
“Chúng tôi dự đoán giá quặng sắt giao ngay vào cuối năm nay sẽ tiếp tục cao hơn nhiều so với năm ngoái ở mức trung bình 70 USD/tấn”, thương nhân cho hay.
Giá quặng sắt giao ngay hàm lượng 62% ở mức 116,50 USD/tấn vào thứ Tư (26/6), giữ vững mức cao kỉ lục 5 năm, dữ liệu của SteelHome cho thấy.
Giá thép tăng cao, được củng cố bởi các hạn chế sản lượng tại thành phố sản xuất thép hàng đầu Trung Quốc – Đường Sơn và các nơi khác, cũng thúc đẩy giá quặng sắt tăng.
Hợp đồng thép thanh giao tháng 10 hoạt động mạnh nhất trên Sàn giao dịch Thượng Hải đóng cửa giao dịch tăng 0,4% lên 4.001 nhân dân tệ/tấn sau khi đạt 4.095 nhân dân tệ/tấn trước đó, mức cao nhất kể từ tháng 2/2011.
Giá thép cuộn cán nóng giảm 0,5% xuống 3.897 nhân dân tệ/tấn sau khi tăng 6 phiên liên tiếp và đạt mức cao kỉ lục 3.998 nhân dân tệ/tấn.
Giá các nguyên liệu sản xuất thép khác kết thúc phiên giao dịch đã giảm xuống xóa đi mức tăng trước đó. Giá than mỡ giảm 0,6% xuống 1.375 nhân dân tệ/tấn và giá than cốc kì hạn giảm 2,3% xuống còn 2.054,5 nhân dân tệ/tấn.
Giá thép xây dựng hôm nay (27/6) tăng nhẹ vào đầu phiên dù EU cho biết sẽ giảm lượng thép nhập khẩu từ giữa tháng 7 do lệnh thuế của Mỹ.
Tại thời điểm 7h26 sáng ngày 27/6 tại sàn SHFE, giá thép xây dựng giao trong tháng 10 tăng 7 nhân dân tệ lên 3.695 nhân dân tệ/tấn.
Cuối phiên giao dịch hôm 26/6, giá thép xây dựng giao tháng 10 giảm 53 nhân dân tệ xuống 3.688 nhân dân tệ/tấn. Giá thép xây dựng giao ngay hôm 26/6 giảm 80 nhân dân tệ xuống 4.000 nhân dân tệ/tấn. Giá than cốc loại 2 đi ngang ở 2.370 nhân dân tệ/tấn.
Ủy ban Châu Âu (EC) hồi cuối tháng 3 phát động cuộc điều tra tự vệ đối với sản phẩm thép nhập khẩu. “Cuộc điều tra này kéo dài đến cuối năm nay, giúp chúng tôi có cái nhìn tổng thể về ngành thép trong khu vực”, Bà Cecilia Malmstrom, Uỷ viên châu Âu phụ trách thương mại, cho hay.
Mới đây, bà cho biết EU có thể áp dụng một số biện pháp từ giữa tháng 7 để hạn chế lượng thép nhập khẩu. Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ – EU ‘nóng’ trở lại.
Tổng thống Donald Trump ngày 22/6 đe dọa đánh thuế 20% lên ô tô nhập khẩu từ EU nếu khối này không dỡ bỏ hàng rào thuế quan và các giới hạn thương mại đối với hàng hóa Mỹ.
“Nếu thuế quan và các rào cản thương mại của EU không sớm được dỡ bỏ, chúng ta sẽ áp thuế 20% lên toàn bộ ô tô xuất khẩu vào Mỹ”, ông Trump nói trên Twitter.
Nếu ông Trump thực hiện lời đe dọa trên, các chuyên gia cho rằng EU sẽ sẵn sàng đáp trả.
“Ô tô là ngành quan trọng. Nó lớn hơn nhiều so với thép”, ông David Henig, cựu chuyên gia thương mại của Anh từng tham gia nhiều cuộc đàm phán với Mỹ, cho biết.
Mỗi năm EU xuất khẩu lượng ô tô trị giá 38 tỷ euro (44 tỷ USD) vào Mỹ – thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành công nghiệp “xương sống” tại châu Âu.
Từ đầu năm đến nay, ngành thép Việt Nam liên tục bị các thị trường xuất khẩu khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại. Đáng chú ý, thép Việt còn bị Hoa Kỳ tự khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế ngay cả khi doanh nghiệp Hoa Kỳ không yêu cầu.
Liên tiếp các vụ kiện phòng vệ thương mại
Ngay từ đầu năm 2020, Thái Lan đã ban hành kết luận cuối cùng của cuộc điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm ống dẫn bằng sắt hoặc thép có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam (bao gồm 169 mã HS).
Cụ thể, Ủy ban về phá giá và trợ cấp Thái Lan đã quyết định áp thuế chống bán phá giá từ 6,97% – 51,61% (giá CIF) đối với các sản phẩm thép nhập khẩu bị điều tra nhằm ngăn chặn đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa.
Vào cuối tháng 3, Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế Malaysia (MITI) lại thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với một số mặt hàng thép mạ (tôn mạ) có xuất xứ từ Việt Nam. Biên độ bán phá giá cáo buộc đối với Việt Nam lên tới 39,27%.
Cùng thời điểm, cơ quan Biên phòng Canada (CBSA) ra thông báo kết luận sơ bộ và áp thuế tạm thời trong vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với thép chống ăn mòn từ một số nước, trong đó có Việt Nam.
Các doanh nghiệp Việt Nam bán giá phá sản phẩm thép nói trên sang thị trường Canada với biên độ từ 36,3% – 91,8% (mức thuế thay đổi theo từng doanh nghiệp cụ thể).
Cũng trong tháng 3, Ủy ban chống bán phá giá Australia (ADC) khởi xướng điều tra chống bán phá giá và trợ cấp đối với sản phẩm ống và ống dẫn bằng thép có xuất xứ từ Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan.
Gần đây nhất, Hoa Kỳ là quốc gia điều tra lẩn tránh thuế nhiều nhất với Việt Nam với 10 vụ việc, chiếm tỉ lệ gần 50% tổng số vụ việc, đã tự khởi xướng điều tra lẩn tránh thuế với sản phẩm thép tấm không gỉ của Việt Nam.
Đây là vụ việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ tự khởi xướng điều tra dựa trên các thông tin sẵn có với cáo buộc mặt hàng thép tấm không gỉ đang có dấu hiệu lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại mà Hoa Kỳ đang áp dụng với hàng hóa tương tự của Trung Quốc từ năm 2016 với mức thuế là từ 139% – 267%.
Theo Bộ Công Thương, việc cơ quan có thẩm quyền của Hoa Kỳ không căn cứ trên yêu cầu của các doanh nghiệp Hoa Kỳ, tự khởi xướng điều tra là việc tương đối hiếm.
Điều này cho thấy Hoa Kỳ đang tăng cường quản lí các mặt hàng đã bị áp thuế phòng vệ thương mại để đảm bảo hiệu quả thực thi của các biện pháp đã áp dụng.
Bên cạnh việc tự khởi xướng điều tra vụ việc, Hoa Kỳ sẵn sàng tiếp nhận các yêu cầu điều tra về lẩn tránh thuế mặc dù nguyên đơn trong vụ việc đã nộp quá thời hạn quy định.
Thêm vào đó, sản phẩm bị kiện của Việt Nam không giới hạn ở các mặt hàng công nghiệp mà còn có nguy cơ gia tăng ở nhóm sản phẩm nông nghiệp.
Ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho hay, từ trước tới nay, trong số 23 vụ việc bị nước ngoài điều tra chống lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ, sản phẩm thép bị khởi kiện nhiều nhất với 6 vụ, chiếm tỉ lệ 30%.
Đa số các vụ việc điều tra lẩn tránh thuế với sản phẩm thép đều do Hoa Kỳ tiến hành, trong đó, riêng với sản phẩm thép chống ăn mòn (CORE) và thép cán nguội (CRS), Hoa Kỳ đã điều tra tổng cộng 5 vụ việc.
Nâng cao năng lực sản xuất, cảnh báo sớm phòng vệ thương mại
Hiện nay, Việt Nam tham gia sâu rộng vào rất nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA)… và gần đây nhất là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) không chỉ mở ra cơ hội cho xuất khẩu Việt Nam nhưng cũng sẽ gây áp lực cạnh tranh không nhỏ cho cạnh tranh, phòng vệ thương mại.
Thực tế đã cho thấy, năm 2019, các đối tác FTA chiếm tỉ lệ lớn trong số các vụ việc khởi xướng mới năm 2019.
Ông Lê Triệu Dũng đánh giá, trong bối cảnh xu thế bảo hộ đang gia tăng, để giảm thiểu khả năng bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại cần có một chiến lược tổng thể, dài hạn trong việc phát triển chuỗi sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Bên cạnh đó, ngay cả khi Việt Nam phát triển được chuỗi sản xuất tại Việt Nam (ví dụ như đối với thép, nhôm), nếu xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh, đột biến thì ngoài biện pháp chống lẩn tránh, không loại trừ khả năng nước nhập khẩu sẽ điều tra chống bán phá giá và trợ cấp với sản phẩm của Việt Nam như đã làm trước đó với một số nước khác.
“Do đó, bên cạnh việc chú trọng phát triển theo chiều sâu, tăng giá trị gia tăng trong nước, Việt Nam cũng cần theo dõi kĩ để cảnh báo sớm nếu như xuất khẩu của ta sang một số thị trường gia tăng nhanh đột biến.
Để thực hiện hiệu quả việc cảnh báo này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan, đặc biệt là Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính)…”, ông Dũng nói.
Bộ Công Thương nhìn nhận, thời gian tới cần có cơ chế phối hợp hiệu quả hơn giữa các cơ quan liên quan trong quá trình điều tra, theo dõi sát diễn biến về giá, lượng nhập khẩu của một số mặt hàng trọng điểm.
Đồng thời, duy trì liên hệ thường xuyên giữa cơ quan quản lí nhà nước và các hiệp hội ngành hàng; cần tăng cường năng lực của cán bộ điều tra, bổ sung nhân lực để đảm bảo hiệu quả của công tác điều tra…
Cục Phòng vệ thương mại khuyến cáo thời gian tới, doanh nghiệp thép cần có kế hoạch chủ động phòng ngừa và xử lí vụ kiện phòng vệ thương mại khi xây dựng chiến lược xuất khẩu.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần chú trọng nhiều hơn tới tìm hiểu cơ chế, quy định, thủ tục điều tra của các nước.
Trong thời gian qua, các thị trường xuất khẩu lớn như Hoa Kỳ, EU, Canada… thường xuyên thay đổi quy định, thủ tục điều tra theo hướng dễ khởi xướng điều tra, áp dụng hơn.
Cùng với đó, việc thực thi các FTA, đặc biệt là Hiệp định EVFTA đòi hỏi các doanh nghiệp cần tìm hiểu, nắm vững các cam kết trong Hiệp định, kể cả các quy định về phòng vệ thương mại để có thể chuẩn bị, khai thác các lợi ích mà Hiệp định đem lại, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.
Để chủ động ứng phó có hiệu quả đối với các biện pháp phòng vệ thương mại, ông Lê Triệu Dũng khuyến nghị, doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu quy định pháp luật, thực tiễn điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài; thường xuyên theo dõi nghiên cứu các khuyến cáo cảnh báo sớm các biện pháp phòng vệ thương mại từ cơ quan phòng vệ thương mại để có các kế hoạch phù hợp.
Cùng với đó, nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt là nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, đa dạng hóa thị trường, thường xuyên tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới.
Đồng thời, doanh nghiệp cần có chiến lược rà soát giá bán một cách phù hợp để tránh bị coi là bán phá giá và phối hợp chặt chẽ với các bạn hàng tại nước sở tại để cập nhật thông tin…
Tính đến tháng 5/2020, Bộ Công Thương đã xử lí 174 vụ việc phòng vệ thương mại do nước ngoài áp dụng với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bao gồm 98 vụ việc điều tra chống bán phá giá (AD), 19 vụ việc điều tra chống trợ cấp (CVD), 23 vụ việc điều tra chống lẩn tránh (AC) và 34 vụ việc tự vệ (SG).
Các quốc gia điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam nhiều nhất bao gồm Hoa Kỳ với tổng số 34 vụ việc, Ấn Độ với 26 vụ việc, Thổ Nhĩ Kỳ với 21 vụ việc, Canada và Australia với lần lượt 15 và 11 vụ việc…
Động lực cung và cầu trên thị trường thép của Trung Quốc dường như sẽ giữ cân bằng trong nửa cuối năm 2020 do việc mở rộng công suất thép đã chậm lại, trong khi cơ sở hạ tầng và nhu cầu xây dựng được hỗ trợ bởi các chính sách tín dụng lỏng lẻo. Do đó, một cơ quan duy trì dự báo năm 2020 rằng sản lượng gang và thép thô của Trung Quốc sẽ tăng tương ứng khoảng 1.7% và 2% so với năm ngoái. Điều này sẽ đưa sản lượng thép thô lên 1.016 triệu tấn cho năm 2020, tăng từ 996 triệu tấn vào năm 2019 và lần đầu tiên cán mốc 1 tỷ tấn, theo ước tính.
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc đã điều chỉnh sản lượng gang từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2019 của đất nước lên 351 triệu tấn từ dữ liệu sơ bộ 335 triệu tấn. Dựa trên xu hướng này, dự kiến sản lượng gang của Trung Quốc trong năm 2019 sẽ được điều chỉnh lên khoảng 846 triệu tấn so với báo cáo trước đây là 809 triệu tấn. Do đó, sản lượng gang có thể đạt khoảng 860 triệu tấn vào năm 2020.
Sản lượng tăng mạnh của Trung Quốc chủ yếu là do chương trình thay thế công suất. Ước tính rằng công suất gang và thép thô đã đạt khoảng 1.026 tỷ tấn/năm và 1.227 tỷ tấn/năm, cả hai đều tăng khoảng 4 triệu tấn/năm kể từ cuối năm 2019.
Mở rộng công suất ròng năm 2020 đã chậm lại so với năm 2019, khi công suất mở rộng thêm 23 triệu tấn/năm đối với gang và 42 triệu tấn/năm đối với thép thô từ năm 2018.
Điều này là do phần lớn công suất cũ được thay thế vào năm 2019 đã không hoạt động hoặc đóng cửa trước năm 2019, khiến các cơ sở mới được đưa vào hoạt động vào năm 2019 có hiệu lực mở rộng công suất ròng. Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở thay thế vào năm 2020 vẫn đang hoạt động trước khi các cơ sở mới được đưa vào vận hành.
Hơn nữa, một số dự án dự kiến đưa vào vận hành trong H1 đã bị trì hoãn. Các dự án này có công suất thép thô tổng thể là 9.6 triệu tấn/năm đối với gang và 13 triệu tấn/năm đối với thép thô.
Sự chậm trễ vận hành một phần là do đại dịch COVID-19 đã làm gián đoạn xây dựng vào đầu năm 2020, và một phần do một số nhà sản xuất thép cố tình làm chậm việc xây dựng hoặc vận hành để tránh tung ra thị trường với quá nhiều công suất mới xuất hiện cùng lúc nói.
Trong H2, sẽ có 61 triệu tấn/năm gang mới và 83 triệu tấn/năm công suất thép thô mới dự kiến sẽ được vận hành, bao gồm cả những dự án bị trì hoãn. Mặc dù các cơ sở mới được dự kiến thay thế các cơ sở cũ, nhưng vẫn sẽ có sự mở rộng công suất ròng khoảng 4 triệu tấn/năm đối với gang và 9 triệu tấn/năm đối với thép thô trong năm nay, theo ước tính.
Hầu hết các dự án mới dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động vào cuối năm 2020 và một số dự án có thể bị trì hoãn vào năm 2021. Do đó, việc mở rộng công suất trong H2 sẽ bị hạn chế, đóng góp ít cho sản xuất sắt và thép của Trung Quốc vào năm 2020.
Xây dựng vẫn là động lực nhu cầu chính
Ngành xây dựng sẽ tiếp tục hỗ trợ nhu cầu thép trong H2, trong khi việc nới lỏng tín dụng đáng kể đã cho phép các nhà máy và thương nhân nắm giữ hàng tồn kho thép cao bất thường.
Được thúc đẩy bởi các chính sách tài khóa hỗ trợ, tốc độ tăng trưởng đầu tư cơ sở hạ tầng hàng năm dự kiến sẽ đạt khoảng 10% vào năm 2020, các nguồn tin thị trường cho biết, tăng từ mức âm 6.3% so với tháng 1-tháng 5.
Do đó, nhu cầu thép từ xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng tăng mạnh hơn nữa ở H2 so với quý 2. Các nguồn thị trường ước tính rằng đầu tư cơ sở hạ tầng của Trung Quốc đã tăng khoảng 8% so với năm ngoái trong tháng 5, dựa trên dữ liệu của NBS.
Xu hướng trong lĩnh vực bất động sản ít rõ ràng hơn đối với H2. Chính sách tiền tệ lỏng lẻo hơn sẽ giúp hỗ trợ ngành này, nhưng giảm thu nhập hộ gia đình, cư dân Trung Quốc có đòn bẩy cao và quyết tâm của Bắc Kinh không sử dụng tài sản làm công cụ kích thích, tất cả sẽ cân nhắc với việc bán tài sản và, gián tiếp, bắt đầu mới.
Tuy nhiên, hầu hết các nguồn thị trường tin rằng tài sản mới bắt đầu vẫn sẽ tăng trong tháng 7-12, mặc dù có thể thấp hơn mức tăng trưởng 8.5% so với năm 2019. Lần đầu tiên, diện tích sàn của bất động sản Trung Quốc bắt đầu tăng trưởng tích cực vào tháng 5 vào năm 2020, ở mức 2.5% hàng năm.
Một nguồn thị trường cho biết một mình cơ sở hạ tầng không thể hấp thụ tất cả thép dư thừa. Tài sản mới bắt đầu có nghĩa là hàng tồn kho thép của Trung Quốc có thể ở mức cao bất thường thông qua H2, trong khi tín dụng dễ dàng hơn của Trung Quốc sẽ cho phép các nhà máy và thương nhân nắm giữ hàng tồn kho thép nhiều hơn, ông nói thêm.
Ước tính tổng tồn kho thép thành phẩm và bán thành phẩm của Trung Quốc vào cuối tháng 3 đã tăng gấp ba lần so với một năm trước đó. Mặc dù vậy, tỷ suất lợi nhuận thép cây trong nước vẫn dao động trong khoảng từ 30 đến 45 USD/tấn trong tháng 3. Lợi nhuận được cải thiện lên khoảng 72 USD/ tấn vào giữa tháng 6, mặc dù hàng tồn kho ở miền đông Trung Quốc đang tăng gấp đôi so với một năm trước.
Sản xuất liên quan đến cơ sở hạ tầng của Trung Quốc, như máy móc kỹ thuật và sản xuất điện, dự kiến sẽ cung cấp nhu cầu mạnh mẽ cho tấm và một số sản phẩm thép dẹt trong H2. Nhưng ngành công nghiệp ô tô của Trung Quốc, không có khả năng thoát khỏi trầm cảm vào năm 2020 do tiêu thụ quá mức, sẽ tiếp tục làm suy yếu thị trường thép dẹt.
Dự đoán lợi nhuận thép của Trung Quốc sẽ duy trì ở H2, mặc dù nhiều khả năng họ sẽ không đạt được mức cao nhất trong nửa đầu năm 2019. Cùng với chương trình mở rộng công suất thép của đất nước, tỷ suất lợi nhuận thép của Trung Quốc có xu hướng giảm kể từ năm 2018.
Sản lượng thép thô của Trung Quốc tiếp tục tăng cao vào giữa tháng 6, sau sự gia tăng đầu tháng, do các nhà máy được hưởng lợi từ lợi nhuận thép tốt và cải thiện nhu cầu của người dùng cuối nên tăng công suất.
Hiệp hội Sắt thép Trung Quốc, hay CISA, báo cáo rằng sản lượng từ các thành viên của họ đạt trung bình 2.142 triệu tấn/ngày trong ngày 10-20/6, tăng 1.6% so với đầu tháng 6 và cao hơn 3.7% so với năm ngoái. Đây là lần tăng thứ sáu liên tiếp.
CISA ước tính rằng tổng lượng thép thô của Trung Quốc (bao gồm các nhà máy không thuộc CISA) vào giữa tháng 6, trung bình đạt 2.985 triệu tấn/ngày, tăng 0.8% so với đầu tháng 6 và 5% so với năm ngoái.
Tuy nhiên, trữ lượng thép thành phẩm tính đến giữa tháng 6 đạt tổng cộng 14.62 triệu tấn, tăng 5.8% so với đầu tháng 6 và tăng 11% so với năm ngoái, CISA đưa tin.
Vào ngày 23/ 6, lợi nhuận sản xuất HRC và thép cây của Trung Quốc vẫn tốt ở mức 37 USD/tấn và 60 USD/tấn.
Các nguồn tin thị trường cho biết cơ sở hạ tầng và tài sản là động lực chính cho nhu cầu thép và dự kiến cả hai cũng sẽ mang lại nhiều động lực hơn trong nửa cuối năm nay.
Một nhà phân tích có trụ sở tại Thượng Hải cho biết thêm, doanh số bán xe hơi và thiết bị gia dụng cũng có hiệu suất tốt hơn, điều này đã thúc đẩy sản xuất.
Tốc độ tăng trưởng hàng năm của sản xuất máy điều hòa không khí, máy giặt, máy làm lạnh và tủ lạnh của Trung Quốc trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2020 đã giảm 17% so với năm ngoái, so với mức giảm 19% trong giai đoạn 4 tháng đầu năm và giảm 35% vào đầu năm, dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho thấy.