Thông tin : Tháng Tư 2020

Tin tức Thép Miền Bắc

Thế giới sau dịch Covid-19 (Kỳ 2): Quan hệ quốc tế sẽ ra sao?

Đại dịch Covid-19 đặt ra thử thách rất lớn đối với quan hệ giữa các quốc gia. Quan hệ quốc tế thời sau đại dịch sẽ có những thay đổi gì? Phân tích của báo Thế giới & Việt Nam.

Thép Miền Bắc tin tức
Dịch bệnh thử thách quan hệ quốc tế trên phương diện nó có hữu ích hay vô dụng trong việc giúp các nước ứng phó với dịch bệnh và dẫn dắt vượt qua dịch bệnh. (Minh họa của The Spectrum)

Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 do virus corona chủng mới gây ra đã đẩy quan hệ quốc tế vào tình huống và tình trạng trước đó chưa từng thấy. Nó không chỉ làm đảo lộn chương trình nghị sự của chính trị thế giới và của quan hệ quốc tế mà còn báo hiệu về những thay đổi trong thời gian tới và cả trong tương lai xa.

Dịch bệnh này thử thách quan hệ quốc tế trên phương diện quan hệ quốc tế hữu ích hay vô dụng trong việc giúp chính phủ các quốc gia, chính quyền các khu vực ứng phó và dẫn dắt quốc gia hay vùng lãnh thổ ấy vượt qua dịch bệnh.

Dịch bệnh làm phép thử về năng lực quyền biến của chính phủ quốc gia và chính quyền các khu vực với sử dụng và xử lý các mối quan hệ quốc tế phục vụ cho mục tiêu ứng phó dịch bệnh và vượt qua dịch bệnh với cái giá thấp nhất và trong thời gian nhanh nhất.

Bất biến và khả biến

Dịch bệnh này còn dai dẳng chứ chưa thể sớm chấm dứt. Nhưng dù có đến khi nào mới chấm dứt đi nữa và dù có hoành hành còn dữ dội đến như thế nào đi chăng nữa thì dịch bệnh này cũng không thể làm thay đổi được hoàn toàn và cơ bản quan hệ quốc tế.

Nó đặt ra những vấn đề mới liên quan đến nhiều phương diện của quan hệ quốc tế cần phải được giải quyết. Nó đưa lại nhiều gợi mở về công cụ và phương cách mới có thể sử dụng được, thậm chí rất nên sử dụng, để vận hành và xử lý quan hệ quốc tế ở cả thời dịch bệnh chưa hẳn qua đi như hiện tại lẫn ở thời sau dịch bệnh.

Quan hệ quốc tế không bị thay đổi cơ bản về bản chất nhưng sẽ có sự thay đổi về phạm vi nội dung của chương trình nghị sự và thứ tự ưu tiên giữa các nội dung chính trên chương trình nghị sự ấy. Hình thức ngoại giao trực tuyến không phải sẽ thắng thế mà chỉ sẽ được vận dụng nhiều hơn, thường xuyên hơn và hiệu quả thiết thực hơn.

Thời sau đại dịch này sẽ là thời quá trình số hoá được ưu tiên thúc đẩy phát triển ở mọi nơi trên thế giới, đặc biệt trên hai phương diện là phát triển và mở rộng mạng lưới Internet quốc gia và quốc tế cũng như thu hẹp cái gọi là Digital Divide hay Digital Gap trong phạm vi quốc gia và giữa quốc gia với thế giới bên ngoài. Quan hệ quốc tế sẽ được tận lợi từ đấy rất nhiều.

Dịch bệnh này phơi bày rất rõ cái mạnh yếu của quốc gia và đối tác, cho thấy rõ dễ bị tổn thương và lâm nguy ở đâu nhưng đồng thời còn cả tiềm lực nào vẫn luôn ẩn dấu mà chỉ bộc lộ trong tình cảnh đất nước bị khủng hoảng và xã hội bị đe doạ.

Ở thời sau dịch bệnh, các đối tác lớn sẽ phải bớt kiêu ngạo và các đối tác nhỏ sẽ tự tin hơn trong cả các mối quan hệ song phương cũng như đa phương. Việc áp đặt quan điểm và giáo huấn hệ giá trị trong quan hệ quốc tế sẽ bớt đi rất nhiều. Nhu cầu về đẩy mạnh hợp tác song phương cũng như đa phương sẽ được coi trọng hơn và gia tăng.

Các đối tác lớn và mối quan hệ giữa các đối tác này với nhau vẫn chi phối nhiều nhất quan hệ quốc tế ở thời sau dịch bệnh. Nhưng vì tất cả các đối tác này dưới tác động của dịch bệnh đều đã không thể che giấu được tính tương đối và không ổn định của sức mạnh và thế mạnh của họ nữa, cũng như đồng thời đã bị phơi bày tính tuyệt đối của những điểm yếu mới của họ nên tuy vẫn cạnh tranh chiến lược với nhau nhưng không dám đi quá xa và quá đà cũng như vẫn phải hợp tác với nhau nhưng sẽ thận trọng và luôn giữ dư địa để lùi.

Vì thế, sau này thì không loại trừ chứ trong thời gian tới, cục diện quan hệ giữa các đối tác lớn sẽ không có đột biến. Dịch bệnh này đã buộc tất cả đều phải nhìn lại chính mình và nhìn đối tác bằng con mắt khác.

Thiếu vắng một ‘nhạc trưởng’

Dịch bệnh này có động chạm đến nhưng không làm thay đổi cơ bản nền tảng và nguyên tắc cơ bản lâu nay của quan hệ quốc tế. Những vấn đề lâu nay nổi bật trong quan hệ quốc tế rồi sẽ dần trở lại thời sự nhưng những ngày tháng dịch bệnh này sẽ còn ám ảnh quan hệ quốc tế trong thời gian dài.

Các nước và các đối tác rồi sẽ dần đi tới và chấp nhận sự hiểu biết chung rằng, quyết sách của đối tác nào đó trong tình huống khẩn cấp đặc biệt cần phải được hiểu và chấp nhận từ giác độ của sự cần thiết đối với đối tác ấy chứ không phải từ giác độ tính tương thích của nó với những nguyên tắc và nền tảng chung của quan hệ quốc tế.

Dịch bệnh là kẻ thù chung của thế giới và nhân loại. Hiện trên thế giới đã có rất nhiều liên minh và liên kết, tổ chức và khuôn khổ hợp tác. Nhưng ở thời dịch bệnh hiện tại, thế giới thiếu vắng gần như hoàn toàn tổ chức hay thể chế, quốc gia hay thậm chí cá nhân nào có khả năng và bản lĩnh đảm trách vai trò ‘nhạc trưởng’ thôi chứ không nói đến vai trò ‘thuyền trưởng’ đoàn kết tập hợp được cả thế giới cùng đối phó và đẩy lùi dịch bệnh.

Quan hệ quốc tế ở thời sau dịch bệnh sớm hay muộn rồi cũng sẽ có những chuyển biến nhất định theo hướng tìm kiếm và gây dựng cơ chế xử lý khủng hoảng chung cho cả thế giới trong trường hợp lại xảy ra khủng hoảng chung đối với cả thế giới trên mọi phương diện chứ không phải chỉ có về dịch bệnh hay thiên tai.

Nếu ví dịch bệnh này là một cú đòn giáng vào quan hệ quốc tế thì cú đòn ấy không gây ra thương tích trên thân thể của quan hệ quốc tế nhưng làm đau đủ mức để tất cả các bên liên quan tự điều chỉnh và thay đổi, cùng nhau chấn chỉnh và phát triển quan hệ quốc tế ở thời sau dịch bệnh sao cho không còn bị đòn đau nữa.

(Nguồn: MSN News)

Tin tức Thép Miền Bắc

Thế giới sau dịch Covid-19 (Kỳ 1): Kinh tế và Thương mại sẽ thế nào?

Ngay giữa đại dịch Covid-19, các quốc gia đã phải tính đến những kịch bản ‘lối ra’, nhất là về kinh tế. Thương mại và kinh tế thế giới đang và sẽ phải có điều chỉnh và thay đổi ra sao? Phân tích của báo Thế giới & Việt Nam.

Thế giới sau dịch Covid-19 (Kỳ 1): Kinh tế và Thương mại sẽ thế nào?

Kinh tế và thương mại thế giới sẽ thay đổi bởi sự hình thành của một nhu cầu đảm bảo an ninh mới nhằm đối phó với khủng hoảng dịch bệnh. Minh họa của Bretton Woods Project.

Rất ảm đạm là bức tranh chung hiện được phác hoạ về triển vọng của kinh tế và thương mại thế giới trong thời gian tới. Tông điệu chung là tác động của đại dịch virus corona tai hại khủng khiếp đối với thế giới.

Sẽ xảy ra khủng hoảng kinh tế thế giới?

Khái niệm chung được sử dụng trên thế giới là suy thoái mạnh và việc sử dụng khái niệm ‘khủng hoảng kinh tế thế giới’ rất thận trọng. Tiếp cận theo cách nào và với nhận thức nào thì sẽ có sự lựa chọn nấy cho việc sử dụng khái niệm.

Dù vậy, nếu so sánh với cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đầu tiên năm 1857 – 1859, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới thứ hai hồi 1929 – 1939 và thời kỳ khủng hoảng tài chính, nợ công năm 2008/2009 – mà nhiều khi cũng được đổ đồng là khủng hoảng kinh tế thế giới – thì đại dịch bệnh hiện tại tác động tới kinh tế và thương mại thế giới có 4 điểm khác biệt rất cơ bản.

Thứ nhất, tất cả các nền kinh tế đều đồng thời bị tác động bất ngờ theo cách như nhau. Thứ hai, cả phía cung lẫn bên cầu đồng thời bị suy giảm chứ không bị mất cân đối đáng kể so với trước đấy. Thứ ba, kinh tế và thương mại sa sút không phải do nguyên nhân trong hệ thống hay mang tính cơ cấu mà do hiệu ứng từ những biện pháp hành chính cần thiết để đối phó đại dịch như phong tỏa, giãn cách hay cách ly xã hội, phong toả biên giới quốc gia… Và thứ tư là mức độ toàn cầu hoá, tự do hoá thương mại và hội nhập quốc tế hiện tại cao hơn trước đây rất nhiều.

Để có thể dự liệu được về triển vọng của kinh tế và thương mại thế giới trong thời gian tới thì trước hết cần phải định nghĩa rõ khi nào thế giới được coi là hết đại dịch, tức là khi nào chính thức bắt đầu thời kỳ sau đại dịch. Định nghĩa khác nhau sẽ đưa lại những dự báo khác nhau.

Định nghĩa chung được chấp nhận nhiều nhất là thế giới hết dịch khi không còn người lây nhiễm mà thế giới chỉ không còn người bị lây nhiễm khi có được vaccine phòng dịch và thuốc chữa. Bởi thế, phía trước con người và quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới hiện tại là hai thời kỳ: thời kỳ cùng tồn tại và chung sống với dịch bệnh, tiếp theo đó là thời kỳ không còn dịch bệnh. Nhưng ngay từ bây giờ thôi, kinh tế và thương mại thế giới đã bắt đầu phải thay đổi.

Lối ra nào khỏi đại dịch?

Chiến lược hay kịch bản lối ra khỏi đại dịch đều bao gồm việc từng bước dần khôi phục hoạt động của xã hội và nền kinh tế, vừa thích ứng với tình trạng còn bị dịch bệnh ảnh hưởng vừa chuẩn bị sẵn sàng bước vào thời kỳ sau dịch bệnh.

Đại dịch buộc các nền kinh tế và đối tác từ nay phải thận trọng hơn trong toàn cầu hoá, tự do hoá thương mại và hội nhập quốc tế, không từ bỏ cũng như không thụt lùi, không chững lại cũng như không né tránh nhưng sẽ phải lưu tâm thoả đáng hơn đến tốc độ và mức độ, lộ trình và cơ chế để giảm thiểu như có thể được rủi ro dễ bị tổn thương và lệ thuộc vào biến động bất ngờ trong toàn cầu hoá, tự do hoá thương mại và hội nhập quốc tế.

Việc lựa chọn đối tác để hợp tác, lãnh thổ để đầu tư, thị trường để trao đổi hàng hoá và dịch vụ sẽ phải được suy tính và thực hiện chu toàn hơn trước để đảm bảo thị trường không bị cách trở và chuỗi cung ứng cũng như tạo giá trị không bị gián đoạn bởi đột biến mới có thể xảy ra. Nói theo cách khác, các nền kinh tế và đối tác sẽ phải cấu trúc lại cho riêng mình hoặc cùng nhau cấu trúc lại toàn cầu hoá, tự do hoá thương mại và hội nhập quốc tế. Phân công lao động quốc tế vì thế sẽ thay đổi rất cơ bản.

Ở đây sẽ có hai sự thay đổi lớn ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế và thương mại thế giới. Thứ nhất, từ bài học rút ra được về sự lệ thuộc vào thị trường và sản xuất phụ kiện ở Trung Quốc mà đại dịch này đã phơi bày một cách không thương tiếc, tất cả các đối tác phải thay đổi chuỗi cung ứng và chuỗi tạo giá trị của họ. Trong một thời gian nhất định ở phía trước, Trung Quốc sẽ khó có thể tránh khỏi tình trạng các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn đầu tư và dịch chuyển sản xuất kinh doanh ra khỏi Trung Quốc để hồi hương hoặc dịch chuyển đến nơi khác trên thế giới.

Không phải ai cũng làm như chính phủ Nhật Bản có hẳn chương trình tài chính 2 tỷ USD khích lệ các doanh nghiệp Nhật Bản rút khỏi Trung Quốc về Nhật Bản và chi 216 triệu USD khích lệ các doanh nghiệp Nhật Bản rút khỏi Trung Quốc chuyển dịch sang các nước khác nhưng chắc chắn trên thực tế rồi cũng sẽ làm thế với mức độ khác nhau và vào thời điểm khác nhau. Làm thế không có nghĩa là không hợp tác nữa với Trung Quốc mà chỉ cẩn trọng hơn và ‘bảo hiểm’ hiệu quả hơn trước những rủi ro từ sự lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Kinh tế và thương mại sẽ thay đổi ra sao?

Chuỗi cung ứng và chuỗi tạo giá trị sẽ thay đổi theo hướng vừa được đa dạng hơn, tức là dễ dàng và nhanh chóng có thể thay thế được cho nhau hơn, lại vừa tạo thành mạng lưới kết nối nhiều chuỗi với nhau để ‘bọc đỡ’ lẫn nhau.

Kinh tế và thương mại thế giới sẽ còn thay đổi bởi sự hình thành của một nhu cầu đảm bảo an ninh mới – như đảm bảo an ninh lương thực hay đảm bảo an ninh năng lượng – là các đối tác đảm bảo luôn tự chủ về cung ứng những sản phẩm, thiết bị hay vật liệu cần thiết để đối phó khủng hoảng, đặc biệt về thuốc men, trang thiết bị y tế và tăng cường khả năng có thể nhanh chóng chuyển đổi sản xuất bình thường sang sản xuất những vật dụng hay thiết bị cần thiết cho việc ứng phó khủng hoảng. Cơ cấu kinh tế và thương mại quốc gia và quốc tế vì thế sẽ thay đổi, ưu tiên chính sách kinh tế và thương mại quốc gia vì thế cũng thay đổi.

Thứ hai là ngành du lịch và vận tải, đặc biệt hàng không, sẽ thay đổi rất cơ bản. Tất cả các đối tác đều phải định hình lại chính sách xuất nhập cảnh và quản lý biên giới quốc gia, chiến lược phát triển du lịch và hoạt động giao thông vận tải trên bộ, trên không cũng như trên biển. Các quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ không co về đóng cửa hay khép kín, nhưng rõ ràng là việc kiểm soát thông thương, đặc biệt về dịch tễ, sẽ phải thắt chặt hơn và đảm bảo hiệu quả hơn rất nhiều. Các quốc gia và các vùng lãnh thổ rồi đây cũng còn bị buộc phải hợp tác với nhau chặt chẽ hơn trước rất nhiều để xử lý những khía cạnh này.

Xưa nay, chưa có một cuộc khủng hoảng thế giới nào mà chỉ có chiến tranh thế giới mới làm thay đổi được trật tự chính trị an ninh, kinh tế, tài chính và thương mại thế giới. Nếu coi kinh tế và thương mại thế giới như một ngôi nhà thì đại dịch hiện tại giống như cơn giông bão và sau đấy, biết được nền sụt ở đâu cần phải san lấp, tường nứt ở đâu cần được trát kín, cửa rả bung tróc ở đâu cần phải sửa sang và thậm chí cả dột mái chỗ nào phải được lợp kín lại.

(Nguồn: MSN News)

Thép miền Bắc tin tức

Cánh cửa kinh tế chưa từng đóng lại

Có người hỏi Thủ tướng, Việt Nam còn là dân tộc anh hùng khi tất cả như đang co lại trước dịch bệnh. Tại Mỹ, mỗi ngày có hàng nghìn người chết, vẫn luôn tính đến việc mở cửa trở lại nền kinh tế. Vậy bao giờ Việt Nam mở?

Thép miền Bắc tin tức
Hội nghị Thủ tướng đối thoại với doanh nghiệp dự kiến sẽ diễn ra trong cuối tháng 4/2020

“Cho đến nay, chưa có bất kỳ người dân Việt Nam nào qua đời vì dịch bệnh COVID-19”, Thủ tướng nói, “chúng ta chưa từng để đất nước lâm nguy vì dịch bệnh và chắc chắn không bao giờ để đất nước lâm nguy. Cánh cửa kinh tế cũng chưa từng đóng lại”.

Thời điểm cao trào được xác định trong Chỉ thị 16 của Thủ tướng là từ 0h ngày 1/4 và kéo dài trong vòng 15 ngày. Thủ tướng luôn bày tỏ ông thấy rất khó khăn khi ra các yêu cầu về chống dịch bệnh khiến nhiều bất tiện cho người dân. Nhưng trên thực tế, có thể thấy, người đứng đầu Chính phủ đã thể hiện một nỗ lực rất cao để cho toàn dân có được cảm giác nhẹ nhàng nhất trong hoàn cảnh dịch bệnh.

Không chỉ các siêu thị mà các chợ dân sinh vẫn được phép hoạt động, người dân vẫn được mua sắm. Một loạt các hoạt động kinh tế vẫn được tiếp diễn như nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu, ngân hàng, kho bạc, công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm, chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa…

Vào tuần trước, Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến với các địa phương bàn phát triển kinh tế. Tới đây, ông tiếp tục chủ trì Hội nghị Thủ tướng đối thoại với doanh nghiệp. Với độ mở lên tới hơn 200% GDP, nền kinh tế Việt đứt đoạn vì dịch bệnh là thực tế không thể tránh khỏi, nhưng như khẳng định của Thủ tướng, “không những không thể đứt gãy mà còn phải vượt mạnh, như cái lò xo bị nén bật ra để đuổi kịp thời gian”.

Không có chiến dịch nào gọi là “mở cửa trở lại”, bởi vì nền kinh tế Việt Nam chưa từng đóng cửa, mà chỉ là “nếu như trước khi xuất hiện dịch bệnh chúng ta đã rất cố gắng trong phát triển kinh tế thì giờ đây, phải cố gắng gấp đôi, gấp ba”,  Thủ tướng yêu cầu Văn phòng Chính phủ cùng các cơ quan tiếp tục thực hiện quyết liệt công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, việc triển khai và cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp tại Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Bộ Tài chính có nhiều hơn nữa các sáng kiến, giải pháp về chính sách tài khóa, thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất để hỗ trợ doanh nghiệp. Bộ Công Thương có nhiều hơn nữa các sáng kiến, giải pháp đa dạng hóa, bảo đảm đủ nguồn cung cho hoạt động sản xuất trong nước; đẩy mạnh xuất khẩu, đa dạng hóa các thị trường xuất, nhập khẩu; chính sách ưu đãi đối với các ngành chịu ảnh hưởng lớn của dịch; giải pháp thúc đẩy các dự án công nghiệp, năng lượng quy mô lớn.

 Bộ Thông tin và Truyền thông có nhiều hơn nữa các sáng kiến, giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp công nghệ số, phát triển các sản phẩm trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử trên môi trường số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào đời sống kinh tế – xã hội, định hướng truyền thông vận động, hỗ trợ tạo niềm tin cho doanh nghiệp phát triển…

Nhìn rộng ra, vào thời khắc thế giới đảo lộn vì dịch bệnh và bấn loạn với cảnh “đèn nhà ai nhà nấy rạng”, thì Việt Nam cũng chưa từng thực sự  “đóng cửa”. Đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN trong lúc đặc biệt khó khăn này, Việt Nam nhận thức rõ trách nhiệm của mình và quyết tâm vai kề vai sát cánh với các nước thành viên chèo lái con thuyền ASEAN vượt qua sóng gió.  

Ngay từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát, Việt Nam đã chủ động, tích cực, hành động nhanh chóng, dẫn dắt và điều phối các nỗ lực chung của ASEAN cũng như hợp tác với các đối tác kiểm soát, ngăn chặn lây lan, đồng thời giảm thiểu tác động kinh tế – xã hội của dịch bệnh.

Tổng Thư ký ASEAN, ông Dato Lim Jock Hoi đánh giá, “Việt Nam với tư cách là Chủ tịch ASEAN đã thể hiện “tầm lãnh đạo mạnh mẽ” trong việc dẫn dắt một phản ứng tập thể của khu vực trước đại dịch COVID-19”

Thủ tướng vẫn rất trăn trở trước câu hỏi, Việt Nam có còn là dân tộc anh hùng hay không khi mà tất cả như đang co lại? Và ông thấy, “người dân Việt Nam, nếu có co lại trước COVID- 19 thì không phải là nỗi sợ cho riêng mình, mà đó là tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, với đất nước. Một dân tộc chỉ có thể thực sự anh hùng, khi trước hết, đó phải là dân tộc khỏe mạnh”.

(Nguồn: vietstock.vn)

Một số tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghiệp thép

Một số tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghiệp thép

TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ THÉP LÀ GÌ?

Khái niệm

Tiêu chuẩn đánh giá thép là hệ thống phân loại, đánh giá và xác định các tính chất hóa học, cơ học và luyện kim của các loại thép và hợp kim màu khác nhau được sử dụng trong sản xuất linh kiện, máy móc và công trình.

Các loại tiêu chuẩn thép rất hữu ích trong việc hướng dẫn các phòng thí nghiệm luyện kim, nhà sản xuất và người dùng cuối trong sản xuất, chế biến và ứng dụng của thép.

Tiêu chí phân loại thép

  • Thành phần, ví dụ như hàm lượng carbon, hợp kim thấp, hoặc thép không rỉ
  • Phương pháp sản xuất, như lò sưởi mở, quy trình oxy cơ bản, hoặc phương pháp lò điện
  • Phương pháp hoàn thiện, chẳng hạn như cán nóng, cán nguội, và hoàn thiện bề mặt khác nhau và kỹ thuật tấm
  • Hình thức sản phẩm, ví dụ như thanh, dây, tấm, tấm, dải, ống hoặc hình dạng cấu trúc
  • Thực hành khử độc tố, chẳng hạn như thép chết, bán chết, mũ hoặc thép có vành
  • Cấu trúc vi mô, chẳng hạn như ferit, feritit và martensitic
  • Xử lý nhiệt, chẳng hạn như ủ, tôi và làm nguội.

Một số hệ thống tiêu chuẩn ngành thép phổ biến

Hiện nay, có một số hệ thống phân loại và chỉ định được chấp nhận và sử dụng trên toàn thế giới, được phát triển và chuẩn hóa quốc tế bởi các tổ chức phát triển tiêu chuẩn (SDO), hoặc theo ngành dọc hoặc nhà cung cấp cụ thể. Một số hệ thống tiêu chuẩn và phân loại thép thường được sử dụng bao gồm:

  • AISI (American Iron and Steel Institute – Viện sắt thép Hoa Kỳ), một tiêu chuẩn thép được sử dụng theo truyền thống ở Mỹ và ở nước ngoài. Mặc dù tiêu chuẩn này không còn được duy trì và đang dần thay thế bằng tiêu chuẩn SAE, ASTM và các tiêu chuẩn khác của Hoa Kỳ, tiêu chuẩn này vẫn còn phổ biến.
  • EN (Euronorm – tiêu chuẩn châu Âu), là một hệ thống hài hòa của các tiêu chuẩn kim loại và thép của các nước châu Âu. Mặc dù được chấp nhận và sử dụng hiệu quả ở tất cả các nước châu Âu, các hệ thống quốc gia “lỗi thời” như DIN Đức, British BS, AFNOR của Pháp và UNI Ý thường được sử dụng và thường được tìm thấy trong nhiều tài liệu và thông số kỹ thuật.
  • Tiêu chuẩn thép JIS của Nhật Bản, được sử dụng rộng rãi ở các khu vực châu Á và Thái Bình Dương. Thông số kỹ thuật thép JIS cũng thường được sử dụng làm cơ sở cho các hệ thống quốc gia khác, chẳng hạn như tiêu chuẩn Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan.
  • Tiêu chuẩn thép của các nước công nghiệp mới, chẳng hạn như GB và YB của Trung Quốc, IS của Ấn Độ và NBR của Braxin mặc dù ít được phát triển và ít chi tiết hơn, nhưng ngày càng được sử dụng nhiều do quá trình chuyển dịch sản xuất toàn cầu sang các nước đang phát triển. Điều tương tự cũng xảy ra cho GOST của Nga, nó thực tế là tiêu chuẩn thực tế cho toàn bộ Cộng đồng các quốc gia độc lập.

Các tiêu chuẩn thép công nghiệp theo chiều dọc bao gồm SAE cho ô tô, hàng không vũ trụ và nhiều ứng dụng khác; ASME cho các ứng dụng sử dụng nồi hơi áp suất và nhiều ứng dụng khác; AWS cho vật tư hàn và các vật liệu liên quan. Thông số kỹ thuật đóng tàu được tham chiếu trong ABS của Mỹ, Lloyds Anh, RINA của Ý và các công ty khác.

Ngoài nhiều tiêu chuẩn được mô tả ở trên, nhiều nhà sản xuất và nhà cung cấp thép đã phát triển tên thương mại, độc quyền của riêng họ để chỉ định thép. Một số chỉ định này, sau nhiều năm và nhiều thập kỷ sử dụng, trở nên được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng công nghiệp và thường được gọi là “tên” hay “thương mại” phổ biến mà không đề cập đến nhà cung cấp cụ thể. Trong hầu hết các trường hợp, các tên “phổ biến” này không được tiêu chuẩn hóa và các thuộc tính có thể thay đổi đáng kể; ứng dụng của họ trong các tài liệu kỹ thuật chính thức không nên được sử dụng rộng rãi.


TIÊU CHUẨN ASTM LÀ GÌ?

Một số tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghiệp thép
LOGO ASTM QUỐC TẾ

Khái niệm

ASTM Quốc tế, tiếng Anh là ASTM International, là một tổ chức tiêu chuẩn quốc tế thực hiện phát triển và xuất bản các tiêu chuẩn kỹ thuật đồng thuận tự nguyện cho loạt các vật liệu, sản phẩm, hệ thống và dịch vụ.

Nguồn gốc của ASTM Quốc tế là Hiệp hội Thí nghiệm và Vật liệu Hoa Kỳ viết tắt là ASTM (American Society for Testing and Materials). Những tiêu chuẩn mà ASTM Hoa Kỳ đưa ra được quốc tế thừa nhận, và hiện có 12.575 tiêu chuẩn ASTM đồng thuận tự nguyện như vậy hoạt động trên toàn cầu.

Trụ sở chính của tổ chức là ở West Conshohocken, Pennsylvania

ASTM, được thành lập năm 1898 như là nhánh Hoa Kỳ của Hiệp hội Quốc tế Kiểm nghiệm Vật liệu (International Association for Testing Materials), ra đời trước các tổ chức tiêu chuẩn khác như BSI (1901), IEC (1906), DIN (1917), ANSI (1918), AFNOR (1926), và ISO (1947).

Lịch sử

Năm 1898 một nhóm các nhà khoa học và các kỹ sư, do Charles Benjamin Dudley dẫn đầu, lập ra ASTM để giải quyết những gãy vỡ đường sắt thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng đến ngành công nghiệp đường sắt đang phát triển nhanh chóng. Nhóm phát triển một tiêu chuẩn cho thép được sử dụng để chế tạo đường ray. Ban đầu hội được gọi là “Hiệp hội Mỹ về thí nghiệm vật liệu”, sau đó trở thành “Hiệp hội Thí nghiệm và Vật liệu Hoa Kỳ”, và đến năm 2001 được đổi tên thành “ASTM Quốc tế”.

Hiện nay ASTM Quốc tế có trụ sở tại Bỉ, Canada, Trung Quốc, Mexico, và Washington DC Hoa Kỳ.

Tuân thủ tiêu chuẩn ASTM

ASTM Quốc tế không có vai trò trong việc yêu cầu hoặc bắt buộc thi hành phù hợp với các tiêu chuẩn của nó. Tuy nhiên các tiêu chuẩn của nó có thể trở thành bắt buộc khi tham chiếu bởi một hợp đồng bên ngoài, công ty, hoặc chính phủ.

  • Tại Hoa Kỳ, các tiêu chuẩn ASTM đã được thông qua, bằng cách kết hợp hoặc bằng tham chiếu, trong nhiều quy định liên bang, tiểu bang và chính quyền thành phố. Đạo luật Chuyển giao công nghệ quốc gia và Tiến bộ, được thông qua năm 1995, đòi hỏi chính phủ liên bang sử dụng các tiêu chuẩn đồng thuận phát triển tư nhân bất cứ khi nào có thể. Đạo luật phản ánh những gì từ lâu đã được khuyến cáo như là thực hành tốt nhất trong chính phủ liên bang.
  • Các chính phủ khác (địa phương và toàn cầu) cũng tham khảo tiêu chuẩn ASTM.
  • Tổng công ty kinh doanh quốc tế có thể chọn để tham khảo một tiêu chuẩn ASTM.
  • Tất cả các đồ chơi được bán ở Hoa Kỳ phải đáp ứng các yêu cầu an toàn của ASTM F963, chuẩn kỹ thuật an toàn tiêu dùng cho Đồ chơi an toàn, như là một phần của Đạo luật Cải thiện An toàn Sản phẩm tiêu dùng năm 2008 (CPSIA). Luật pháp làm cho chuẩn ASTM F963 một yêu cầu bắt buộc đối với đồ chơi trong khi Ủy ban An toàn Sản phẩm tiêu dùng (CPSC) nghiên cứu hiệu quả và các vấn đề hướng dẫn người dùng cuối của tiêu chuẩn về an toàn đồ chơi.

Một số tiêu chuẩn thép ASTM phổ biến trong ngành thép Việt Nam

Tiêu chuẩn ASTM A53, tên đây đủ Tiêu chuẩn ASTM A53/A53M là do Hiệp hội Kiểm nghiệm và Vật liệu Hoa Kỳ phát hành. ASTM là bốn ký tự đầu tiên của American Society for Testing and Materials. Đây cũng là tiêu chuẩn sử dụng đối với các loại Ống thép xây dựng hoặc cho các mục đích thông dụng khác, gồm cả ống thép hàn, ống thép đúc, ống thép mạ kẽm.

Tiêu chuẩn ASTM A106, tên đầy đủ của tiêu chuẩn là ASTM A 106/A 106M, cũng do Hiệp hội Kiểm nghiệm và Vật liệu Hoa Kỳ phát hành. Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng đối với Ống thép đúc trong môi trường nhiệt độ cao.

Tiêu chuẩn ASTM A615, tên đầy đủ Tiêu chuẩn ASTM A615/A615M-16 là tiêu chuẩn dành riêng cho Thép thanh vằn

GIỚI THIỆU TIÊU CHUẨN ASTM

TIÊU CHUẨN ISO 9001

Một số tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghiệp thép
DẤU CHỨNG NHẬN ISO 9001
(MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO)

Khái niệm

ISO 9001 là một tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế phát triển và ban hành vào ngày 24 tháng 9 năm 2015. Tiêu chuẩn này có tên đầy đủ là ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu. ISO 9001 đưa ra các yêu cầu được sử dụng như một khuôn khổ cho một Hệ thống quản lý chất lượng. Tiêu chuẩn này cũng được sử dụng cho việc đánh giá chứng nhận phù hợp với Hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức, trở thành chuẩn mực toàn cầu đảm bảo khả năng thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng và nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng trong các mối quan hệ nhà cung cấp-khách hàng

Các phiên bản của ISO 9001

  • ISO 9001:1987 Quality systems – Model for quality assurance in design/development, production, installation and servicing (Quản lý chất lượng – Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế/triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật).
  • ISO 9001:1994 Quality systems – Model for quality assurance in design, development, production, installation and servicing (Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:1996 Quản lý chất lượng – Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế, triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật).
  • ISO 9001:2000 Quality management systems – Requirements (Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2000 Quản lý chất lượng – Các yêu cầu).
  • ISO 9001:2008 Quality management systems – Requirements (Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2008 Quản lý chất lượng – Các yêu cầu).
  • ISO 9001:2015 Quality managemeint systems – Requirements (Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2015 Quản lý chất lượng – Các yêu cầu). Đây là phiên bản mới nhất sẽ thay thế phiên bản hiện hành ISO 9001:2008 đã hết hạn vào tháng 9/2018.

Nội dung của ISO 9001:2015

Điểm cải tiến của ISO 9001:2015 so với các phiên bản cũ là việc tiếp cận tư duy dựa trên rủi ro (giúp tổ chức xác định các yếu tố có thể là nguyên nhân làm các quá trình và hệ thống quản lý của tổ chức chệch khỏi kết quả được hoạch định, đưa ra các kiểm soát phòng ngừa nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực và tận dụng tối đa cơ hội khi nó xuất hiện)

Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 gồm có 10 điều khoản:

  1. Phạm vi
  2. Tài liệu viện dẫn
  3. Thuật ngữ và định nghĩa
  4. Bối cảnh của tổ chức
  5. Lãnh đạo
  6. Hoạch định
  7. Hỗ trợ
  8. Vận hành
  9. Đánh giá hoạt động
  10. Cải tiến

Sơ đồ biểu diễn cấu trúc của ISO 9001:2015 trong chu trình PDC

Giới thiệu chu trình PDCA (Plan – Do – Check – Act)

PDCA hay Chu trình PDCA (Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Cải tiến) là chu trình cải tiến liên tục được Tiến sĩ Deming giới thiệu cho người Nhật trong những năm 1950. Mặc dù lúc đầu ông gọi là Chu trình Shewart để tưởng nhớ Tiến sĩ Walter A. Shewart – người tiên phong trong việc kiểm tra chất lượng bằng thống kê ở Mỹ từ những năm cuối của thập niên 30. Tuy nhiên Người Nhật lại quen gọi nó là chu trình Deming hay vòng tròn Deming.

Các giai đoạn của chu trình có thể tóm tắt như sau:

Một số tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghiệp thép
  • Plan: Lập kế hoạch, xác định mục tiêu, phạm vi, nguồn lực để thực hiện, thời gian và phương pháp đạt mục tiêu.
  • Do: Đưa kế hoạch vào thực hiện.
  • Check: Kiểm tra lại kế hoạch và kiểm tra kết quả thực hiện kế hoạch.
  • Act: Dựa trên kết quả kiểm tra, tiến hành cải tiến chương trình. 
Một số tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghiệp thép

Với hình ảnh một đường tròn lăn trên một mặt phẳng nghiêng (theo chiều kim đồng hồ), chu trình PDCA cho thấy thực chất của quá trình quản lý chất lượng là sự cải tiến liên tục và không bao giờ ngừng. Trên thực tế việc thực hiện chu trình PCDA phức tạp hơn nhiều so với tên của nó. Tuy nhiên, chu trình PDCA là nền tảng cho các chu trình cải tiến trong ISO 9001. Khi một tổ chức thực hiện được chu trình PDCA cũng sẽ làm chủ được hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001.

Các yêu cầu từ Điều khoản 4 đến Điều khoản 10 được minh hoạ bằng mô hình Tiếp cận theo quá trình và chu trình PDCA như sau:

Một số tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghiệp thép

Diễn giải các yêu cầu của ISO 9001:2015 với chu trình PDCA

Một số tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghiệp thép
DIỄN GIẢI TỔNG QUAN

Một số tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghiệp thép
Chi tiết của Điều khoản 8 – Vận hành

Trình tự thực hiện xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2015

Một số tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghiệp thép

Lợi ích của tiêu chuẩn ISO 9001:2015

  • Khả năng cung cấp một cách ổn định các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng yêu cầu của khách hàng, yêu cầu luật định và chế định hiện hành;
  • Thuận lợi trong các cơ hội nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng;
  • Giải quyết rủi ro và cơ hội liên quan đến bối cảnh và mục tiêu của tổ chức;
  • Khả năng chứng tỏ sự phù hợp với các yêu cầu quy định của hệ thống quản lý chất lượng.
  • Áp dụng ISO 9001 tạo tiền đề cho việc áp dụng thành công những hệ thống quản lý tiên tiến khác như hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning – Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) và CRM (Customer Relationship Management – Quản lý quan hệ với khách hàng)

Một số tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) cho sản phẩm Thép phổ biến

Bộ tiêu chuẩn TCVN 1651 áp dụng cho các loại Thép cốt bê tông trong đó:

  • TCVN 1651-1:2018 dành cho Thép thanh tròn trơn
  • TCVN 1651-2:2018 dành cho Thép thanh vằn
  • TCVN 1651-3:2008 dành cho Lưới thép hàn

Tiêu chuẩn TCVN 1656-1993 áp dụng cho Thép góc cạnh đều cán nóng

Tiêu chuẩn TCVN 1654-1975 áp dụng cho Thép chữ C (U) cán nóng

GIỚI THIỆU TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015

TIÊU CHUẨN JIS LÀ GÌ?

Một số tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghiệp thép
DẤU CHỨNG NHẬN TIÊU CHUẨN JIS (ÁP DỤNG TỪ 1/10/2005)

Khái niệm

Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản, thường được biết đến với tên viết tắt là JIS – Japanese Industrial Standards – Japanese Industrial Standards – 日本工業規格 – Nihon Kōgyō Kikaku, là các tiêu chuẩn áp dụng cho hoạt động công nghiệp ở Nhật Bản được điều phối bởi Ủy ban Tiêu Chuẩn Công Nghiệp Nhật Bản (Japanese Industrial Standards Committee JISC) và được hiệp hội tiêu chuẩn Nhật Bản (Japanese Standards Association JSA) xuất bản. JISC gồm nhiều ủy ban trên khắp nước Nhật và đóng vai trò trung tâm trong hoạt động tiêu chuẩn hóa ở Nhật. JIS cũng có vai trò đóng góp vào việc thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế thông qua sự hợp tác với International Organization for Standardization (ISO) và International Electrotechnical Commission (IEC).

Lịch sử

Thời kỳ Meiji (Thiên Hoàng Minh Trị), các doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm làm các tiêu chuẩn dù chính phủ Nhật cũng có các tiêu chuẩn và các tài liệu đặc tả kỹ thuật phục vụ mục đích mua sắm cho các hạng mục nhất định như đạn dược vũ khí. Chúng được tổng kết lại để làm thành một bộ tiêu chuẩn chính thức, bộ tiêu chuẩn kỹ thuật Nhật Bản (Japanese Engineering Standard) vào năm 1921.

Trong thời thế chiến thứ hai (1939-1945), các tiêu chuẩn tạm (臨時日本標準規格- 臨JES), hay còn gọi tiêu chuẩn thời chiến 戦時規格 được thiết lập nhằm giảm yêu cầu chất lượng và sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu đồng thời đơn giản hóa thủ tục để đẩy nhanh việc ban hành tiêu chuẩn.

Hiệp hội tiêu chuẩn Nhật Bản được thành lập sau khi Nhật bị bại trận trong thế chiến thứ 2 năm 1945. Các quy chuẩn của Ủy ban tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản được ban hành năm 1946 hình thành nên các tiêu chuẩn mới.

Luật tiêu chuẩn hóa công nghiệp được sửa đổi năm 2004 và dấu chứng nhận sản phẩm của JIS thay đổi từ 1 tháng 10 năm 2005. Dấu mới và dấu cũ dùng song song trong giai đoạn chuyển tiếp 3 năm đến hết 30 tháng 9 năm 2008 và từ 1 tháng 10 năm 2008, sản phẩm đạt chứng nhận JIS dùng dấu mới.

Phân loại các tiêu chuẩn và đánh số

Các tiêu chuẩn được đặt tên theo định dạng ví dụ “JIS G 3016:2015”

Trong đó chữ cái đầu tiên đại diện cho ngành nghề:

  • A: Xây dựng dân dụng và kiến trúc
  • B: Cơ khí
  • C: Điện- điện tử
  • D: Ô tô
  • E: Đường sắt
  • F: Đóng tàu
  • G: Hợp kim Ferrous và luyện kim
  • H: Hợp kim không Ferrous và luyện kim
  • K: Hóa chất
  • L: Vải sợi dệt may
  • M: Khai khoáng
  • P: Bột giấy và giấy
  • Q: Các hệ thống quản lí
  • R: Gốm sứ
  • S: Đồ dùng trong nước
  • T: Thiết bị y tế và an toàn
  • W: Máy bay và hàng không
  • X: Xử lí thông tin
  • Z: Các ngành nghề khác

Bốn chữ số tiếp theo thể hiện lĩnh vực (hoặc năm chữ số đối với một số tiêu chuẩn tương ứng với tiêu chuẩn ISO) và bốn chữ số cuối cùng thể hiện năm.

Ví dụ: Tiêu chuẩn “JIS G 3016:2015” Rolled steels for welded structure, chữ G cho biết đây là tiêu chuẩn về hợp kim Ferrous và luyện kim, năm 2015 và nội dung là về thép cán cho kết cấu hàn.

Tiêu chuẩn JIS M 8812:2004 Coal and coke – Methods for proximate analysis cho biết đây là tiêu chuẩn về ngành khai khoáng, năm 2004 và quy định về than và cốc – phương pháp phân tích xấp xỉ.

Tiêu chuẩn JIS Q 15001:2017 Personal information protection management systems – Requirements, chữ Q cho biết tiêu chuẩn này liên quan đến hệ thống quản lý, năm ban hành là 2017 và nội dung về Các yêu cầu đối với hệ thống quản lí bảo vệ thông tin cá nhân, tiêu chuẩn này được mã hóa với 5 chữ số (15001) thay vì bốn chữ số và nó tương ứng với tiêu chuẩn ISO/IEC 27001 Information security management systems – Requirements.

Một số tiêu chuẩn JIS G phổ biến tại Việt Nam

JIS G3101:2004 SS400 là tiêu chuẩn cho các loại thép cắt Laser. Thép SS400 có chất lượng bề mặt đặc biệt do các thành phần hóa học cấu thành để ngăn ngừa sự cố khi cắt laser như chặn vòi phun hoặc lấy nét sai, và cung cấp chất lượng cắt tốt

Tiêu chuẩn JIS G3112:2010 thường được sử dụng cho thép vằn để xác định kích thước khối lượng và giới hạn gai cho phép.

Tiêu chuẩn JIS G3192:2000 là tiêu chuẩn dùng cho thép góc cạnh đều

Tiêu chuẩn JIS G3312:2012 là tiêu chuẩn dùng cho các loại thép mạ kẽm phủ sơn

Tiêu chuẩn JIS G3322:2012 là tiêu chuẩn dùng cho các loại thép mạ nhôm kẽm phủ sơn

Tiêu chuẩn JIS G3444 là tiêu chuẩn cho các loại ống thép sử dụng nguyên liệu mác thép STK290, STK400, STK490, STK500, STK540 để sản xuất.

Tiêu chuẩn JIS G3505 là tiêu chuẩn dành cho các loại Thép cán kéo hàm lượng các bon thấp


TIÊU CHUẨN BS LÀ GÌ?

Tổ chức quản lý tiêu chuẩn BS
TỔ CHỨC QUẢN LÝ TIÊU CHUẨN BS

Khái niệm

BS là viết tắt của từ British Standards dịch ra tiếng Việt có nghĩa là tiêu chuẩn Anh. Tiêu chuẩn Anh ( BS ) là các tiêu chuẩn do Tập đoàn BSI (British Stadards Institue) sản xuất được thành lập theo Hiến chương Hoàng gia và được chính thức chỉ định là Cơ quan Tiêu chuẩn Quốc gia (NSB) cho Vương quốc Anh.

Tập đoàn BSI sản xuất các tiêu chuẩn của Anh Quốc theo thẩm quyền của Hiến chương, được coi là một trong những mục tiêu của BSI đối với việc thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng cho hàng hóa và dịch vụ, và chuẩn bị và thúc đẩy việc áp dụng chung các Tiêu chuẩn và lịch trình của Anh liên quan đến nhau và theo thời gian để sửa đổi, sửa đổi và sửa đổi các tiêu chuẩn và lịch trình như kinh nghiệm và hoàn cảnh yêu cầu.

Website của viện tiêu chuẩn Anh https://www.bsigroup.com/

Hiện nay bộ tiêu chuẩn BS có hơn 58.000 tiêu chuẩn (cập nhật năm 2018 ) được ban hành bao trùm các chủ đề chính như sau: Xây dựng dân dụng, vật liệu và hóa chất, điện tử, sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng, chăm sóc sức khỏe, hệ thống quản lý….

Lịch sử

Ra đời từ năm 1901, với tư cách ban đầu là Ủy ban tiêu chuẩn kỹ thuật ( Engirneering Standards Committee) dưới sự dẫn dắt của James Mansergh. Sau này được đổi tên thành Viện tiêu chuẩn Anh (British Standards Institue – BSI).

Với mục tiêu là tiêu chuẩn hóa các thông số và các kiểu trong lĩnh vực thép, nhằm giúp các nhà sản xuất nước Anh nâng cao hiệu quả và cạnh tranh. Theo thời gian các tiêu chuẩn này phát triển và mở rộng từ các khía cạnh hữu hình trong kỹ thuật (thành phần, tính chất vật lý, hóa học…..) sang tiêu chuẩn về các phương pháp luận trong kỹ thuật như hệ thống chất lượng, an toàn và bảo mật.

Ngoài ra BSI cũng là đại diện của Anh Quốc tham gia vào quá trình xây dựng tiêu chuẩn Châu Âu (CEN và CENELECT) trong nỗ lực hoàn thiện một thị trường chung Châu ÂU.

Dấu chứng nhận tiêu chuẩn BS

Dấu Kitemark là biểu tượng để xác nhận tiêu chuẩn của BSI, để đạt được chứng nhận này, sản phẩm hay dịch vụ đó phải qua sự đánh giá của Tổ chức BSI để đảm bảo đáp ứng được các tiêu chuẩn của các Hiệp hội thương mại Anh, Châu Âu cũng như là quy cách và tiêu chuẩn Quốc tế.  Hơn thế nữa, sau khi đáp ứng được yêu cầu của tổ chức BSI thì sản phẩm hay dịch vụ đó sẽ được kiểm định lại bởi một hệ thống quản lý chất lượng được công nhận khác.

Khi đã đạt được chứng nhận Kitemark này, thì bên được cấp chứng nhận sẽ thường xuyên được kiểm định lại để đảm bảo luôn tuân thủ sự phù hợp này.

Một số tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghiệp thép
DẤU CHỨNG NHẬN TIÊU CHUẨN BS – KITEMARK

Các bản sao của tiêu chuẩn BS được bán ở BSI Online Shop hoặc được truy cập để đặt mua thông qua British Standards Online (BSOL): http://shop.bsigroup.com/

Hoặc có thể đặt mua ở các đơn vị xuất bản của các Cơ quan tiêu chuẩn quốc gia khác (như ANSI, DIN…)

Một số tiêu chuẩn BS phổ biến trong ngành thép Việt Nam

Tiêu chuẩn BS 4504 là tiêu chuẩn đưa ra các quy chuẩn cho mặt bích thép

Tiêu chuẩn BS 21 là tiêu chuẩn đưa ra các quy chuẩn về bước ren cho các loại ống thép và ống sắt

Tiêu chuẩn BS EN 10255:2004 đã thay thế tiêu chuẩn hết hạn BS 1387:1985. Tiêu chuẩn này mô tả các đặc tính vật liệu sử dụng cho ống thép nối, ren đầu, ống đầu bằng và thích hợp cho hàn và ren rãnh, được ban hành bởi Viện tiêu chuẩn Anh Quốc (British Standards Institute, viết tắt là BSi). Ống thép sản xuất bằng vật liệu cũng như kích cỡ phù hợp tiêu chuẩn BS EN 10255:2004 được sử dụng rộng rãi nhất tại thị trường Việt Nam. Bởi ống thép sản xuất theo tiêu chuẩn này có nhu cầu rất lớn trong cả xây dựng dân dụng và công nghiệp.

GIỚI THIỆU VỀ VIỆN TIÊU CHUẨN ANH QUỐC (BIS)

>>> Tìm hiểu thêm về CO CQ là gì? Xin CO CQ ở đâu 2020?

  • GÓP Ý

    Contact Form

  • Giờ làm việc: 8:00 - 17:30